Sơn La lên kế hoạch bảo vệ chất lượng nước các công trình thủy lợi
- Cập nhật: Thứ năm, 9/4/2020 | 4:36:34 Chiều
Nhằm hạn chế, giảm thiểu tối đa những tác động gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi, từng bước cải thiện chất lượng nước, tiến tới đảm bảo chất lượng nguồn cấp nước đáp ứng yêu cầu của sản xuất, dân sinh, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND, về bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
Sơn La kiểm tra khả năng trữ nước tại một số hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT rà soát, triển khai có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai. Tham mưu việc cấp giấy phép và giám sát chặt chẽ việc xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan. Chủ trì xây dựng Đề cương tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ nguồn nước tại công trình thủy lợi.
Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về bảo vệ chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi, gồm: Hiện trạng chất lượng nước; tình hình vi phạm, xử lý vi phạm về xả nước thải gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi; tình hình cấp phép, thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, báo cáo UBND tỉnh, Bộ NN&PTNT.
UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân, đơn vị khai thác công trình thủy lợi xây dựng quy chế phối hợp giữa các địa phương, đơn vị trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi thuộc địa phương mình quản lý.
Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng và xác định các nguồn xả thải vào công trình thủy lợi được giao quản lý, khai thác; xác định các nguồn thải, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ và tiềm ẩn xả chất thải gây ô nhiễm môi trường nước cho các công trình thủy lợi, để có kế hoạch ưu tiên triển khai thực hiện kiểm soát và có biện pháp xử lý phù hợp.
Ký kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ tiêu thoát nước, thỏa thuận việc cấp phép và giám sát thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi được giao quản lý.
Định kỳ 3 tháng gửi báo cáo về Sở NN&PTNT, Sở TN&MT và báo cáo đột xuất khi có sự cố phát sinh; hoặc khi phát hiện các nguồn nước xả thải mới có mức độ ảnh hưởng lớn; hoặc khi phát hiện các hành vi vi phạm của chủ nguồn xả thải.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về thực hiện nghiêm túc quy định về bảo vệ nguồn nước trong các công trình thủy lợi như: phát tờ rơi, phát động phong trào và khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi; các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thực hiện thông tin, truyền thông điểm, định kỳ về thực trạng chất lượng nước, tình hình vi phạm và xử lý vi phạm.
Công khai hóa các thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các tổ chức, cá nhân có nguồn xả thải vào công trình thủy lợi mà có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết cùng tham gia giám sát.
Tổ chức quan trắc, giám sát chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi được giao quản lý, đặc biệt là tại các điểm tiếp nhận nguồn xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
Các tin khác
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Cần có chiến lược quản lý thị trường tín chỉ carbon đang nổi ở Việt Nam và dùng lợi nhuận có được từ hoạt động mua bán tín chỉ để thúc đẩy bền vững về môi trường...
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành.
Suốt 11 năm, lực lượng kiểm lâm tại Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã bền bỉ tuần tra, thực hiện tháo gỡ bẫy dây, giúp giảm 40% số lượng bẫy, góp phần giảm các mối đe dọa đối với động vật hoang dã ở một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Việt Nam.