Kêu gọi hỗ trợ 48,5 triệu USD để chống hạn hán và xâm nhập mặn
- Cập nhật: Thứ tư, 27/4/2016 | 9:19:41 Sáng
(tapchicapthoatnuoc.vn) - Ngày 26-4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát và đại diện Liên hiệp quốc đã chủ trì hội nghị kêu gọi các nhà tài trợ, cộng đồng quốc tế hỗ trợ khẩn cấp trong ngắn hạn và dài hạn cho Việt Nam để ứng phó tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng diễn biến nghiêm trọng
Theo đó, để ứng với có hiệu quả với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại Nam Trung bộ, Nam bộ và Tây Nguyên, Bộ NN-PTNT đề nghị Liên hiệp quốc và các nhà tài trợ, cộng đồng quốc tế thực hiện hỗ trợ, cứu trợ nhân đạo khẩn cấp trong giai đoạn ngắn hạn với tổng kinh phí là 48,5 triệu USD.
Theo đánh giá từ thực tế tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tại Việt Nam do Chính phủ Việt Nam, Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ (NGO) tiến hành, hiện đang có 18 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai với khoảng 2 triệu người không được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt, 1,1 triệu người cần hỗ trợ về lương thực. Hơn 60.000 phụ nữ và trẻ em đang lâm vào tình trạng suy dinh dưỡng và sinh kế của khoảng 1,75 triệu người bị thiệt hại và ảnh hưởng. Tại ĐBSCL, tình trạng hạn hán và suy giảm mực nước ngầm đã làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong lịch sử kể từ 90 năm qua. Mặc dù xâm mặn là một hiện tượng xảy ra thường niên, nhưng năm nay xâm mặn đã bắt đầu sớm hơn bình thường 2 tháng, với mức độ xâm nhập sâu hơn vào nội địa trung bình từ 20-30km. Hậu quả của hạn hán và xâm mặn là hơn 400.000ha cây trồng bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, mất năng suất, và khoảng 25.900ha đất trồng hiện nay đang phải bỏ trống không thể sử dụng.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, tại hội nghị các nhà tài trợ đã hứa hỗ trợ Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại là 7,34 triệu USD. Hiện chính phủ các nước cũng đang nỗ lực vận động để ủng hộ Việt Nam giảm thiểu thiệt hại do hạn hán và biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng sẽ tiếp tục nỗ lực huy động các nguồn lực trong nước để hỗ trợ người dân tiếp tục vượt qua khó khăn trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
PHÚC HẬU
- See more at: http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2016/4/419314/#sthash.At6f27Ra.dpufTheo đó, để ứng với có hiệu quả với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại Nam Trung bộ, Nam bộ và Tây Nguyên, Bộ NN-PTNT đề nghị Liên hiệp quốc và các nhà tài trợ, cộng đồng quốc tế thực hiện hỗ trợ, cứu trợ nhân đạo khẩn cấp trong giai đoạn ngắn hạn với tổng kinh phí là 48,5 triệu USD.
Theo đánh giá từ thực tế tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tại Việt Nam do Chính phủ Việt Nam, Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ (NGO) tiến hành, hiện đang có 18 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai với khoảng 2 triệu người không được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt, 1,1 triệu người cần hỗ trợ về lương thực. Hơn 60.000 phụ nữ và trẻ em đang lâm vào tình trạng suy dinh dưỡng và sinh kế của khoảng 1,75 triệu người bị thiệt hại và ảnh hưởng. Tại ĐBSCL, tình trạng hạn hán và suy giảm mực nước ngầm đã làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong lịch sử kể từ 90 năm qua. Mặc dù xâm mặn là một hiện tượng xảy ra thường niên, nhưng năm nay xâm mặn đã bắt đầu sớm hơn bình thường 2 tháng, với mức độ xâm nhập sâu hơn vào nội địa trung bình từ 20-30km. Hậu quả của hạn hán và xâm mặn là hơn 400.000ha cây trồng bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, mất năng suất, và khoảng 25.900ha đất trồng hiện nay đang phải bỏ trống không thể sử dụng.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, tại hội nghị các nhà tài trợ đã hứa hỗ trợ Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại là 7,34 triệu USD. Hiện chính phủ các nước cũng đang nỗ lực vận động để ủng hộ Việt Nam giảm thiểu thiệt hại do hạn hán và biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng sẽ tiếp tục nỗ lực huy động các nguồn lực trong nước để hỗ trợ người dân tiếp tục vượt qua khó khăn trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
Theo SGGP
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.