Đồng Tháp: Kiên quyết lấp các giếng khoan nuôi tôm thẻ chân trắng

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/7/2016 | 10:35:47 Sáng

(capthoatnuocvietnam.vn) - Từ hai năm nay, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang đối mặt nguy cơ ô nhiễm môi trường do ngày càng nhiều người dân tự phát khoan giếng nước ngầm để nuôi tôm thẻ chân trắng. Để có giải pháp ngăn ngừa bùng phát tình trạng này, ngày 12/7, Uỷ ban nhân dân huyện Tam Nông ( Đồng Tháp) đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch trám lấp giếng khoan nông nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện.

Việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nuôi tôm càng xanh bằng cách bơm nước giếng khoan và cho thêm muối vào ao nuôi về lâu dài sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, việc khoan giếng sẽ gây sụt lún tầng mặt, “mặn hóa” đất ruộng, phá vỡ quy hoạch sẽ  không còn sản xuất được nếu sau này địa phương chuyển đổi sang nuôi trồng các loại cây, con khác. Tình trạng này kéo dài huyện sẽ có nguy cơ bị mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng xung quanh.

Theo khuyến cáo của ngành Thủy sản, thời gian gần đây phong trào người dân đã tự ý khoan giếng để lấy nước ngầm và pha thêm muối nhằm tăng độ mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng tự phát đang phát triển rất đáng lo ngại ở các tỉnh Đồng Tháp… Trong đó, vấn đề lo ngại là các nơi nuôi tôm đều không có hệ thống cấp nước và thoát nước riêng biệt. Vì vậy, việc thải nguồn nước mặn ra bên ngoài sẽ dẫn tới ô nhiễm, nguy cơ thiệt hại cho cây lúa, hoa màu và các loại thủy sản nước ngọt khác. Ngoài ra theo quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 cũng không đưa ra việc nuôi tôm thẻ trong vùng ngọt.

Bà con đặt giếng  khoan ngay cạnh ao nuôi, ao nuôi tôm

Bà con đặt giếng khoan ngay cạnh ao nuôi, ao nuôi tôm

Trước vấn đề trên, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện rà soát, thông báo các tổ chức, cá nhân không được khai thác, sử dụng nước ngầm dưới đất để nuôi trồng các loài thủy sản. Sở Tài nguyên và Môi trường cùng UBND huyện tiến hành kiểm tra, giám sát các giếng khoan đang khai thác; tuyên truyền, hướng dẫn người dân sau khi kết thúc vụ nuôi, không tiếp tục nuôi tôm thẻ chân trắng; phải trám lấp giếng khoan trái phép đúng theo quy định, đồng thời nhanh chóng hỗ trợ huyện tháo gỡ khó khăn thực trạng ô nhiễm môi trường về vùng nuôi cá tra, trang trại nuôi thủy sản trên địa bàn huyện.

Theo thống kê , toàn huyện Tam Nông hiện có 33 giếng nước ngầm nuôi tôm thẻ chân trắng có độ sâu từ 60 m đến 80 m của 31 hộ, tập trung ở xã An Hòa và Phú Thành B. Trong đó  có 18 giếng khoan từ năm 2007 trở về trước của 10 hộ nuôi khi trám lấp sẽ được Uỷ ban nhân dân huyện hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 28 triệu đồng. Đối với số giếng được khoan sau năm 2007, hộ nuôi tự chịu chi phí trám lấp. Dự kiến, công tác này được thực hiện đến ngày 30/7. Sau thời gian thi công trám lấp, các ngành chức năng sẽ phúc tra và xử lý theo quy định đối với các hộ dân chưa thực hiện theo kế hoạch.

Nông dân kiến nghị được hỗ trợ chuyển đổi sang các mô hình sản xuất khác khi lấp giếng khoan

Nông dân kiến nghị được hỗ trợ chuyển đổi sang các mô hình sản xuất khác khi lấp giếng khoan

Qua triển khai, đa số hộ có giếng khoan nuôi tôm thẻ chân trắng đều thống nhất với kế hoạch đề ra, đồng thời kiến nghị huyện có chính sách khoanh nợ vay vốn ngân hàng đối với những hộ nuôi tôm bị thua lỗ, giới thiệu một số mô hình có hiệu quả để người nuôi có hướng chuyển đổi phù hợp.

 Theo báo tài nguyên môi trường

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.