Bảo vệ môi trường là góp phần phát triển bền vững Thủ đô và đất nước

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/9/2021 | 4:24:51 Chiều

Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các cấp đoàn, hội tổ chức tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền về môi trường

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 32-HD/BTGTU về tuyên truyền bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững Thủ đô và đất nước.
Theo hướng dẫn, công tác tuyên truyền sẽ tập trung làm rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân đối với việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước được nêu trong các nghị quyết của Đảng qua các nhiệm kỳ, nhất là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng…
Cùng với đó, công tác tuyên truyền cần làm rõ những kết quả, thành tựu trong công tác bảo vệ môi trường thời gian qua ở các cấp, các ngành từ Trung ương, Thành phố đến cơ sở; phân tích những hạn chế, bất cập trong công tác kiểm soát các hoạt động khai thác tài nguyên, nắm bắt, dự báo và xử lý các vụ việc ô nhiễm môi trường... Đặc biệt là phát hiện, biểu dương, nhân rộng mô hình hay, điển hình tiên tiến trong các hoạt động, phong trào quần chúng bảo vệ môi trường gắn với việc tuyên truyền, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Để công tác tuyên truyền đa dạng, phong phú, đúng định hướng, Ban Tuyên giáo Thành ủy cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các cấp đoàn, hội tổ chức tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền về môi trường; tích cực tham gia xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư. Lưu ý nắm chắc và dự báo sớm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội; vận động cán bộ đoàn viên, hội viên tích cực tham gia các hoạt động, các phong trào bảo vệ môi trường.
Ban Tuyên giáo các quận, huyện, thị ủy chủ động nắm chắc và dự báo tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội; từ đó kịp thời tham mưu, đề xuất giải pháp giúp cấp ủy chỉ đạo thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội./.

A Hạ
Nguồn Môi trường và Đô thị

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.