Các “ông lớn” trong ngành công nghệ với nỗ lực tái chế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/9/2021 | 9:33:28 Sáng

Sử dụng vật liệu tái chế, sản xuất xanh đang trở thành xu hướng trong nhiều ngành sản xuất công nghệ. Điều đó thể hiện nỗ lực, trách nhiệm xã hội trong công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Các "ông lớn như LG, Siemens Gamesa Renewable Energy, và cả hãng sản xuất ô tô BMW cũng đang theo đuổi xu thế tái chế, thân thiện với môi trường.
LG mở rộng việc sử dụng nhựa tái chế trong các linh kiện sản phẩm
cac-ong-lon-trong-nganh-cong-nghe-voi-no-luc-tai-che-1
LG hãng sản xuất thiết bị gia dụng hàng đầu Hàn Quốc đặt mục tiêu sử dụng tổng cộng 600.000 tấn nhựa tái chế vào năm 2030, trong đó mục tiêu ban đầu là 200.000 tấn vào năm 2025. Năm ngoái, hãng này đã sử dụng 20.000 tấn nhựa tái chế.
Để tái chế nhiều nhựa hơn, LG sẽ tăng cường thu gom các thiết bị gia dụng bị vứt bỏ, với kế hoạch thu gom tổng cộng 8 triệu tấn phế liệu điện tử vào năm 2030. Số liệu năm 2020 cho thấy hãng đã đưa về 3,07 triệu tấn rác điện tử để tái chế.
Được biết, LG đang dùng nhựa tái chế làm linh kiện bên trong một số sản phẩm như TV, tủ lạnh, máy giặt và máy điều hòa không khí. Hãng cho biết còn có kế hoạch sử dụng nhựa tái chế ở bộ phận bên ngoài các thiết bị gia dụng trong tương lai. LG đang thực hiện chương trình tái chế tại 52 quốc gia, bao gồm Trung tâm tái chế Chilseo để chiết xuất nhôm, đồng và nhựa từ các thiết bị gia dụng cũ tại Hàn Quốc.
Siemens Gamesa Renewable Energy sản xuất cánh tuabin gió có thể tái chế
cac-ong-lon-trong-nganh-cong-nghe-voi-no-luc-tai-che-2
"Người khổng lồ" tuabin gió Siemens Gamesa Renewable Energy, hôm 7/9 cho biết: Họ đã tung ra một cánh tuabin gió có thể tái chế, một động thái thể hiện ngành công nghiệp năng lượng đang cố gắng tìm cách tái sử dụng vật liệu.
Siemens Gamesa cho biết họ sẽ làm việc với công ty RWE của Đức để lắp đặt và thử nghiệm các cánh quạt tại trang trại gió ngoài khơi Kaskasi ở Biển Bắc của Đức, dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào năm 2022.
Siemens Energy cũng đang làm việc với EDF Renewables với mục tiêu triển khai "một số bộ” cánh quạt "tại một trang trại gió ngoài khơi trong tương lai”. Một sự hợp tác tương tự cũng đang diễn ra với WPD, một công ty có trụ sở chính tại Đức chuyên phát triển và vận hành các trang trại gió.
Xe điện 4 chỗ của BMW có thể tái chế 100%
cac-ong-lon-trong-nganh-cong-nghe-voi-no-luc-tai-che-3
Tại triển lãm ô tô IAA năm nay diễn ra ở Munich (Đức), BMW đã giới thiệu mẫu xe ô tô điện đô thị nhỏ gọn 4 chỗ ngồi BMW i Vision Circular Concept sang trọng với thiết kế sử dụng 100% vật liệu tái chế, và chính bản thân chúng cũng có thể được tái chế thêm lần nữa thậm chí là cả bộ pin. BMW cho biết công nghệ pin này có thể đạt được mật độ năng lượng cao hơn nhiều mà không làm tiêu hao các nguồn tài nguyên quý giá.

Bắc Lãm
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.