Tái chế lốp xe cũ thành gạch lát nền

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/9/2021 | 9:42:14 Sáng

Hơn 42 triệu lốp xe phế liệu tại Kuwait đang được tái chế để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tồn tại trong nhiều năm qua tại một trong những khu nghĩa địa lốp xe lớn nhất thế giới nằm ở vùng ngoại ô thủ đô nước này.

Tai_che_lop_xe_cu_thanh_gach_lat_nen-1Gạch lát nền cao su làm từ lốp xe phế liệu
Môi trường ở đây từng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do lốp xe bị đốt cháy phát thải khói đen độc hại. Tuy nhiên, với mong muốn dựng 25.000 ngôi nhà mới tại khu vực này, từ đầu tháng 9, nhà chức trách Kuwait đã hoàn tất việc di dời tất cả lốp xe cũ sang một địa điểm mới tại thị trấn al-Salmi, gần biên giới Saudi Arabia và triển khai việc tái chế.
Các nhân viên của Nhà máy EPSCO phụ trách việc tái chế đã phân loại và cắt nhỏ lốp xe phế liệu trước khi đưa vào máy ép thành gạch lát nền cao su. Loại gạch này đang được ưa chuộng vì ưu điểm không thấm nước, chống trơn trượt, giảm tiếng ồn, giảm đau khi va đập, có độ bền cao và giá thành rẻ.
Theo EPSCO, trong tương lai, các sản phẩm gạch lát nền từ lốp xe phế liệu có thể xuất khẩu sang các quốc gia láng giềng và châu Á. Công suất của nhà máy có thể tái chế khoảng 3 triệu lốp xe mỗi năm.
EPSCO dự định mở một xưởng đốt lốp thông qua quy trình phân hủy bằng nhiệt (nhiệt phân). Quy trình trên giúp tạo ra một loại dầu có thể sử dụng trong các lò nung công nghiệp và tạo ra một loại tro được gọi là carbon đen có thể sử dụng trong nhiều ngành khác.

Phương Nam
Nguồn sggp.org.vn

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.