Ô nhiễm gây béo phì ở trẻ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/9/2021 | 11:14:34 Sáng

Theo một nghiên cứu trên 3.000 học sinh ở New Delhi, Kottayam và Mysuru (Ấn Độ), việc tiếp xúc lâu dài với mức độ ô nhiễm không khí cao có liên quan chặt chẽ đến bệnh béo phì.

O_nhiem_gay_beo_phi_o_tre-1Nghiên cứu cho thấy béo phì ở trẻ liên quan đến ô nhiễm
Đây là một phát hiện bất ngờ bởi các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe phổi của trẻ em New Delhi.
Nghiên cứu cho thấy 39,8% trẻ em New Delhi bị béo phì hoặc thừa cân so với 16,4% ở Kottayam và Mysuru (những nơi có chất lượng không khí tốt hơn). Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, những trẻ béo phì hoặc thừa cân có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn 79% ở cả 3 thành phố, so với những trẻ có cân nặng bình thường.
Theo ông Arvind Kumar, người sáng lập Tổ chức Chăm sóc phổi, tổ chức thực hiện nghiên cứu này, các chất độc trong không khí hoặc tác động lên các tế bào mỡ khiến chúng kháng insulin, hoặc ảnh hưởng đến hệ nội tiết, dẫn đến tình trạng ăn uống vô độ. Ông Kumar cho rằng, cần có những nghiên cứu lớn hơn để chứng minh mối liên hệ một cách rõ ràng.
Vẫn theo nghiên cứu, khoảng 85% trẻ em vị thành niên được phát hiện mắc bệnh hen suyễn ở New Delhi không biết rằng mình bị hen suyễn và chưa đầy 3% trong số đó đang được điều trị thích hợp. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức về bệnh hen suyễn cho các bậc phụ huynh và giáo viên để việc chẩn đoán và điều trị bệnh hen suyễn kịp thời.

Gia Bảo
Nguồn sggp.org.vn

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.