Mục tiêu đến năm 2030 TP.Hồ Chí Minh giảm 10% phát thải

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/9/2021 | 10:01:31 Sáng

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn TP.HCM.

TP.HCM là một trong những TP chịu ảnh hưởng bởi BĐKH nên TP đã đặt ra mục tiêu cụ thể để ứng phó. Một trong những mục tiêu được TP đề ra là tăng cường khả năng chống chịu với BĐKH đối với các rủi ro liên quan đến khí hậu của TP (hạn hán, nắng nóng, mưa lớn, nước biển dâng). Cạnh đó là phòng chống rủi ro thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học, an ninh lương thực, an sinh xã hội, cộng đồng lành mạnh và phát triển bền vững.
muc-tieu-den-nam-2030-tpho-chi-minh-giam-10-phat-thai-1
Mục tiêu của TP.HCM là đến năm 2030 giảm 10% phát thải và tiến tới nền kinh tế carbon thấp, phát triển bền vững hoặc giảm phát thải 30% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế. Ảnh minh họa
Cùng với đó, mục tiêu của TP.HCM là đến năm 2030 giảm 10% phát thải và tiến tới nền kinh tế carbon thấp, phát triển bền vững hoặc giảm phát thải 30% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế. Mục tiêu khác là lồng ghép các hành động ưu tiên thích ứng và giảm thiểu vào quy hoạch ngành và TP, tích cực thực hiện cam kết của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với BĐKH, hợp tác quốc tế và kêu gọi hỗ trợ, đầu tư.
Mục tiêu được đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 là tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách về ứng phó với BĐKH; kế thừa và triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ, dự án ưu tiên nhằm nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH, giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra.
Bên cạnh đó, TP nâng cao hiệu quả thích ứng với BĐKH thông qua việc tăng cường quản lý nhà nước về BĐKH, thúc đẩy lồng ghép thích ứng BĐKH và quy hoạch, kế hoạch. TP cũng tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, nâng cao nhận thức để sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu.
Mục tiêu trong giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp, lồng ghép các hoạt động trong triển khai các giải pháp, nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực của các ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh tế, cộng đồng và hệ sinh thái để tăng khả năng chống chịu trước BĐKH và sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu. Đồng thời, TP triển khai các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tận dụng các cơ hội của BĐKH để phát triển nền kinh tế theo hướng carbon thấp…

Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.