Chương trình do Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2021.
Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội luôn coi trọng việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về môi trường với sức khỏe của phụ nữ và gia đình; vận động hội viên, phụ nữ thực hiện các phong trào, cuộc vận động, các mô hình cụ thể, thiết thực để lôi cuốn đông đảo phụ nữ, người dân tham gia bảo vệ môi trường.
Nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo về việc thực hành tái chế rác, xử lý rác tại gia đình được chia sẻ. Ảnh minh họa
Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn” cũng không thể thiếu vắng sự chung tay của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, góp phần xây dựng Thủ đô thân yêu thành đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại…
Trong khuôn khổ tọa đàm, các cán bộ, hội viên phụ nữ đã được phổ biến, chia sẻ nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo về việc thực hành tái chế rác, xử lý rác tại gia đình. Nổi bật như: Cách làm đồ chơi cho trẻ em, cách phân loại rác, sử dụng rác làm phân hữu cơ của MC Minh Trang; cách tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các thành viên gia đình và người dân của chị Lê Thị Huế (huyện Đông Anh); cách vận động nông dân không lạm dụng phân hóa học để bón cho cây trồng, thay thế bằng phân hữu cơ của bà Đặng Hồng Chúc (huyện Sóc Sơn), được đánh giá có tính ứng dụng cao và dễ dàng học hỏi, làm theo, nhân rộng…
Buổi tọa đàm đã cho thấy vai trò quan trọng của gia đình, của mỗi người phụ nữ trong việc đi đầu, làm gương cho các thành viên, từ những việc làm nhỏ nhất để tạo ra sự thay đổi cho môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và xã hội.
Bình Minh
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.