Nhiều tỉnh thành khu vực miền núi chịu thiệt hại do thời tiết cực đoan trong tháng 8

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/9/2021 | 9:50:57 Sáng

Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, trong tháng 8/2021, thời tiết vùng dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều biến động, gây thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.

nhieu-tinh-thanh-khu-vuc-mien-nui-chiu-thiet-hai-do-thoi-tiet-cuc-doan-trong-thang-8
Sạt lở do mưa lũ ở một huyện miền núi. Ảnh: Internet
Thiệt hại về thiên tai trong tháng 8/2021 tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi cụ thể như sau:
Thiệt hại về người: 07 người chết và 04 người bị thương.
Thiệt hại về nhà ở: 7 nhà bị sập và 1.656 nhà bị tốc mái, trong đó nhiều nhất là tỉnh Yên Bái 533 nhà, tỉnh Cao Bằng 240 nhà, tỉnh Lào Cai 123 nhà, tỉnh Vĩnh Long 110 nhà, tỉnh Hà Giang 92 nhà, còn lại ở 18 địa phương khác.
Ngoài ra tại tỉnh Hà Giang có 04 điểm trường, 01 chợ, 01 nhà văn hóa, 01 hội trường thôn bị tốc mái. Tại tỉnh Lào Cai, trụ sở UBND xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai bị hư hỏng mái. Tại tỉnh Quảng Ninh 3 bè mảng bị lật, 01 cột cáp quang bị gãy đổ.
Thiên tai cũng đã gây ngập úng diện tích lúa và hoa màu; sạt lở đường giao thông; sạt lở bờ sông, bờ kênh tại các tỉnh Cà Mau, An Giang... Tại tỉnh Bình Thuận có 01 điểm giao thông bị ngập, 04 công trình thủy lợi bị hư hại do mưa lớn.
Hạn hán cục bộ tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên đã làm khô héo và thiệt hại 6.540,7 ha cây trồng của các tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên./.

Minh Tuấn (T/h)
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.