Nhà máy tái chế chất thải Freetown ở Nigeria đang “ăn nên làm gia” nhờ tái chế lốp xe cũ thành gạch lát đường, lát nền, cùng nhiều mặt hàng khác.
Tái chế lốp xe cũ thành gạch lát đường và lát nền tại nhà máy Freetown
Nhà máy nói trên do bà Ifedolapo Runsewe thành lập có trụ sở ở thành phố Ibadan, phía tây nam Nigeria. Freetown bắt đầu hoạt động vào năm 2020 với chỉ 4 nhân viên. Song nhà máy có tốc độ tăng trưởng nhanh đến mức mới hơn 1 năm, lực lượng lao động của nhà máy hiện đã tăng lên 128 người.
Bà Ifedolapo Runsewe cho biết, tạo ra mặt hàng mới từ các vật liệu thải ra là một phần động lực của nhà máy. Đến nay, hơn 100.000 lốp xe đã được nhà máy tái chế thành mọi thứ, từ gờ giảm tốc trên đường cho đến gạch lát sàn mềm cho sân chơi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao ở quốc gia đông dân nhất châu Phi.
Nguồn cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Freetown là những đội ngũ ve chai chuyên thu gom lốp xe cũ từ các bãi rác hoặc các thợ sửa xe. Họ được trả 70 đến 100 naira (0,17 đến 0,24 USD) cho mỗi lốp.
Tận dụng nguồn rác phế liệu gây phiền toái cho môi trường, Freetown có thể tạo ra toàn bộ chuỗi giá trị xung quanh những chiếc lốp xe cũ. Điều đó nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng của những người dân địa phương.
Akeem Rasaq, người có cửa hàng sửa xe ven đường, rất vui mừng khi kiếm được tiền từ những chiếc lốp cũ. Anh chia sẻ: "Hầu hết các lốp xe cũ thải ra đều làm nghẹt cống thoát nước công cộng. Tuy nhiên, hiện nay mọi thứ đã thay đổi khi lốp xe cũ đã được tận dụng". Ông Houssam Azem, nhà sáng lập Câu lạc bộ Người trượt tuyết Lagos Jet, đã mua gạch từ Nhà máy Freetown để lát sàn khu vui chơi trẻ em, cho biết: "Điều quan trọng là chính phủ phải hỗ trợ các nhà máy tái chế ở đất nước chúng tôi.
Bắc Lãm
Nguồn Quản lý Môi trường
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.