Ngôi nhà hai tầng độc lạ được ông Nguyễn Hoàng Linh, 47 tuổi, xã Cẩm Thanh, TP Hội An trang trí bằng hơn 12.000 vỏ chai thủy tinh.
Nguồn Video: VnXpress
Năm 2006, ông Linh xây ngôi nhà rộng 5 m, dài 18 m, có 20 trụ bê tông, nhưng mới xong phần thô, thiếu tiền hoàn thiện. Năm 2016, thấy Hội An có nhiều nhà hàng vứt bỏ chai thủy tinh, sẵn có tay nghề xây dựng, ông nảy sinh ý tưởng xây ngôi nhà khác lạ với tường là gạch, xi măng, phía trong và ngoài sẽ gắn vỏ chai nên thu gom cất trữ sau vườn.
Trước khi dùng vỏ chai làm nhà, ông Linh phân loại và rửa sạch. Mỗi chai, ông đổ nước sạch vào trong rồi đậy nắp lại, những chai không còn nắp thì dùng xốp bịt kín. "Cách làm này tạo cách nhiệt, mùa nắng ngôi nhà sẽ mát mẻ", ông nói và cho hay nước trong vỏ chai còn tạo ra màu sắc phản chiếu cho ngôi nhà.
Ông Linh dùng xi măng để gắn chai vào tường. "Việc gắn chai đòi hỏi phải kiên trì. Mỗi lần chỉ làm được khoảng 5 lớp chai là dừng, chờ cho xi măng gắn kết mới tiếp tục", ông nói. Sau đó ông cẩn thận dùng giẻ thấm nước lau sạch từng chai. Mỗi ngày, ông Linh gắn được gần 100 chai lên tường. Sau 5 năm, ông Linh gắn được hơn 12.000 chai quanh tường nhà. Theo ông, thời tiết nắng nóng và mưa lạnh chúng co giãn, nhưng không bị vỡ.
Ngôi nhà được ông Linh thiết kế hai cầu thang, đều được trang trí vỏ chai dày đặc. Lan can trong ngôi nhà cũng được gắn chai. "Nhiều người nói tôi khùng khi làm nhà bằng vỏ chai, song tôi bỏ ngoài tai, tiếp tục thu gom chai về và một mình xây dựng nhà ở", ông kể.
Ngôi nhà ông Linh nằm bên cạnh rừng dừa nước. Dự kiến 5 năm tới, ông gắn thêm gần 10.000 vỏ chai thì mới hoàn thành. Ông Linh cho biết: "Lý do là chai không đủ và tôi bận đi làm thợ xây nên không có nhiều thời gian để làm. Những hôm trời mưa, tôi nghỉ việc thì mới làm được".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.