Tập đoàn nước giải khát Coca-Cola cam kết sử dụng sản phẩm bao bì có thể tái sử dụng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/2/2022 | 4:43:46 Chiều

Coca-Cola là một trong những đối tượng gây nhiều lo ngại về mặt môi trường cho các nhà đầu tư, khách hàng và các tổ chức bảo vệ môi trường.

Tập đoàn nước giải khát Coca-Cola vừa ra thông báo đặt mục tiêu đến năm 2030, 25% sản phẩm bao bì trên toàn cầu của hãng là loại có thể tái sử dụng, một phần trong nỗ lực hạn chế tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới.
tm-img-alt
Mục tiêu đến năm 2030, 25% sản phẩm bao bì trên toàn cầu của hãng là loại có thể tái sử dụng. Ảnh: Internet

Theo báo cáo thường niên được Break Free from Plastic (Thoát khỏi nhựa) - một liên minh toàn cầu gồm các tổ chức và nhà hoạt động vì môi trường, công bố tháng 10/2021, Coca Cola đứng đầu danh sách các công ty có lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới trong 4 năm liên tiếp từ năm 2018 đến 2021.

Liên minh này cho biết khi dọn sạch bãi biển ở 45 quốc gia, họ đã phải dọn dẹp gần 20.000 sản phẩm mang thương hiệu Coca-Cola, nhiều hơn tổng lượng rác nhựa của 2 công ty đứng kế trong danh sách là Pepsi Co và Unilever PLC cộng lại.

Trong năm 2020, 16% sản phẩm bao bì của hãng có thể tái sử dụng. Trong năm đó, hãng đã thu thập 90% chai nhựa và chai thủy tinh có thể tái sử dụng.

 

Tháng 1 vừa qua, Coca-Cola cùng với PepsiCo và các thương hiệu quốc tế khác đã kêu gọi thiết lập một hiệp ước toàn cầu nhằm giảm sản lượng nhựa, nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới./.

Tuấn Minh (T/h)


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.