Nhật Bản: Yêu cầu bắt buộc loại bỏ nhiều đồ nhựa dùng một lần

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/2/2022 | 2:10:15 Chiều

Chính phủ Nhật Bản mới đây ban hành quy định yêu cầu bắt buộc loại bỏ nhiều đồ nhựa dùng một lần thường được phát miễn phí ở các cơ sở dịch vụ trên phạm vi toàn quốc từ tháng 4 tới, theo Kyodo News.

Danh mục 12 sản phẩm nhựa cần loại bỏ bao gồm:  Thìa, ống hút tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, quán ăn; bàn chải đánh răng, lược, dao cạo tại nhà nghỉ, khách sạn; mắc áo, túi bọc áo vest tại tiệm giặt là...

Theo đó, tất ca các cửa hàng, cơ sở lưu trú thải ra môi trường khối lượng rác từ những mặt hàng này là trên 5 tấn/năm và áp dụng nghĩa vụ hợp tác đối với những nơi có mức rác thải thấp hơn.

tm-img-alt
Các cửa hàng bán lẻ ở Nhật Bản áp dụng tính phí túi ni lông. Ảnh: Asahi Shimbun

Ngoài ra, Chính phủ Nhật bản cũng khuyến khích các phương án hạn chế sử dụng sản phẩm từ nhựa như chuyển đổi nguyên liệu sản xuất, tính phí sản phẩm hoặc hoàn trả điểm thưởng cho khách hàng từ chối dùng đồ nhựa. Nếu không tuân thủ hay đưa ra biện pháp đầy đủ, các cơ sở có thể bị cảnh cáo hoặc phạt hành chính.

Theo Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản Yamaguchi Tsuyoshi, việc cắt giảm đồ nhựa sử dụng một lần ngày càng phổ biến trên thế giới. Quy định mới sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

 

Nhiều năm trở lại đây, Nhật Bản rất tích cực đẩy mạnh giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Từ tháng 7/2020, tất cả cửa hàng bán lẻ tại xứ sở mặt trời mọc phải áp dụng chính sách tính phí túi ni lông vốn trước đó được cung cấp cho khách hàng. Giữa năm ngoái, Quốc hội nước này cũng thông qua dự luật thúc đẩy việc giảm rác thải nhựa và tăng cường tái chế sản phẩm nhựa.

Hạ Vân


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.