Hiệu quả của xe đốt rác thải di động tại Hậu Giang
- Cập nhật: Thứ ba, 22/2/2022 | 2:10:16 Chiều
Dịch Covid-19 bùng phát mạnh, bệnh nhân và công dân từ vùng dịch được đưa về các khu cách ly tập trung và bệnh viện dã chiến của tỉnh Hậu Giang rất đông. Khi đó, lượng rác thải rất lớn nhưng không có xe chuyên dụng xử lý rác kịp thời.
Hằng ngày, lượng rác thải của bà con ở các khu cách ly rất lớn. Với công suất có thể xử lý 250-300kg rác thải/ngày nên xe đốt rác luôn bảo đảm an toàn phòng, chống lây nhiễm cũng như vệ sinh môi trường trong khu cách ly. Không chỉ giải "bài toán" xử lý rác thải thuộc nhóm nguy hại, tránh nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2, sáng kiến này còn góp phần giúp cán bộ, chiến sĩ yên tâm làm nhiệm vụ”, Thiếu tá Trần Thanh Thuyên cho biết.
Sau thời gian đưa vào sử dụng những chiếc xe đốt rác tại các khu cách ly tập trung: Trường Đại học Cần Thơ (khu Hòa An), Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang, khu cách ly tập trung liên quan đến ổ dịch ở xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, Bệnh viện dã chiến số 2 của tỉnh... được đánh giá cao, giúp giảm áp lực xử lý lượng rác thải nguy hại khá lớn tại các khu này, góp phần tiết kiệm hàng chục triệu đồng xử lý rác thải mỗi ngày.
Đại tá Huỳnh Việt Trung, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hậu Giang khẳng định: "Trong phong trào thi đua đặc biệt phòng, chống đại dịch Covid-19, tại Bộ CHQS tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả, sáng kiến hay được nhân rộng. "Máy nạp ắc quy dòng nhỏ bằng năng lượng mặt trời”, "Xe đốt rác di động”... phục vụ trong các khu cách ly và bệnh viện dã chiến là minh chứng sống động nhất. Các sáng kiến tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, thể hiện tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh chung sức cùng cộng đồng chiến thắng dịch bệnh”.
Nguồn QĐND
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.