Từ hơn một năm nay, việc phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ đã trở thành thói quen của nhiều gia đình tại thôn Nghĩa Vũ, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Rác thải hữu cơ như cơm thừa, rau quả bỏ đi… được cho vào thùng rác "Thạch Sanh" để ngay trong vườn rau của gia đình.
Tưới dịch vi sinh thêm vào thùng ủ rác hữu cơ tại thôn Nghĩa Vũ. Ảnh: nongnhiep.vn
"Thùng rác Thạch sanh" là tên gọi vui của gười dân thôn Nghĩa Vũ dành cho loại thùng rác giúp phân huỷ chất thải hữu cơ thành phân bón sinh học. Vì rác hữu cơ khi bỏ vào sẽ được cho thêm chế phẩm vi sinh giúp rác hữu cơ phân hủy trở thành chất dinh dưỡng cho cây trồng, rác bỏ vào đầy rồi tự vơi. Rác sau khi được ủ sẽ trở thành nước rỉ rác, có thể lấy ra trộn với tro bếp, vôi bột rồi phủ đất lên, sau 30 ngày là có thể bón cho cây trồng.
Bà Nguyễn Thị Nguyên – một người dân trong thôn Nghĩa Vũ cho biết: "Chúng tôi phân loại rác ngay tại gia đình, rác bỏ đi như rau, củ, quả thừa sẽ được đưa vào thùng ủ, loại rác tái chế được thì để dành bán đồng nát. Việc áp dụng mô hình phân loại rác tại nguồn này vừa giúp sạch nhà vừa đem lại lợi ích về kinh tế".
Đầu năm 2021, huyện Đông Anh là địa phương đầu tiên của Hà Nội thực hiện mô hình phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn tất cả các xã. Việc phân loại rác thải tái chế ngay tại từng hộ gia đình đã giúp huyện giảm 50% - 70% tổng lượng rác thải phát sinh không phải chôn lấp. Tổng lượng rác phát sinh hàng ngày trong năm 2021 cũng giảm trung bình 12 tấn/ngày so với năm trước đó.
Rác thải hữu cơ khi được xử lý với chế phẩm sinh học là nguồn phân bón rất tốt cho rau, đảm bảo để cây trồng được an toàn. Khi áp dụng mô hình phân loại rác tại hộ gia đình, các loại rác thải tái chế hay rác thải hữu cơ được phân loại sẽ đảm bảo vệ sinh cho người vận chuyển, việc xử lý cũng được thuận tiện hơn.
Tùng Lâm
Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.