Sẽ đến lúc Bắc Cực tan hết băng?

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/3/2017 | 9:15:39 Sáng

(capthoatnuocvietnam.vn)- Các nhà khoa học cảnh báo Bắc Băng Dương có thể sẽ không còn là biển băng nếu con người không có biện pháp hạn chế tốc độ ấm lên toàn cầu ở mức 2 độ C.

Theo tờ Independent, biển băng tan chảy hết sẽ gây ra thảm họa thời tiết toàn cầu và Bắc bán cầu sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất. Nếu điều đó xảy ra, đó sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử 100.000 năm.

Khu vực Bắc Băng Dương hiện nay đang trải qua sự tăng mạnh bề nhiệt độ trong những thập kỷ gần đây so với phần còn lại của thế giới.

Nhiệt độ mùa đông ở đảo Spitsbergen, Na Uy cao hơn 8-11 độ C so với mức trung bình giữa năm 1961-1990.

Biển băng phản xạ phần lớn năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời. Một khi biển băng biến mất, tốc độ ấm lên toàn cầu cũng sẽ gia tăng.

Tiến sĩ James Screen và Tiến sĩ Daniel Williamson, thuộc Đại học Exeter cho hay dựa vào tốc độ băng tan hiện nay, nếu nhiệt độ tăng khoảng 1,5 -2 độ C thì biển băng sẽ biến mất gần như hoàn toàn.

Bắc Cực sẽ được xem là hết băng nếu diện tích băng giảm xuống dưới một triệu kilomet vuông. Điều này có nghĩa vùng biển bao quanh Bắc Cực sẽ quang đãng và lượng băng còn lại chủ yếu tập trung ở những hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi phía bắc nước Nga và Canada.

Theo Trung tâm dữ liệu băng và tuyết Mỹ, tháng 9 năm ngoái, biển băng Bắc Cực giảm xuống khoảng 4,1 triệu km2, mức thấp thứ hai so với 3,4 triệu vào năm 2012. Biển băng Nam Cực hiện nay ở mức thấp kỷ lục với 2,14 triệu km2 so với 3,16 triệu vào năm 1981 - 2010.

Theo infonet.vn

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.