Thống kê giật mình về trẻ mắc bệnh bạch cầu và ô nhiễm trong nhà
- Cập nhật: Thứ năm, 16/3/2017 | 9:37:13 Sáng
(capthoatnuocvietnam.vn)- CCTV đưa tin một thống kê mới đây khiến nhiều người giật mình khi 90% số trẻ mắc bệnh bạch cầu sống trong những ngôi nhà vừa sửa sang trong vòng nửa năm.
Đây là kết luận của một cuộc điều tra của Bệnh viện nhi Bắc Kinh, Trung Quốc.
Các chuyên gia cho rằng việc sửa chữa không đúng cách là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà, trong khi ô nhiễm không kháí trong nhà lại là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh tật.
Ô nhiễm không khí là khái niệm thường xuyên được nhắc đến trong thời gian gần đây nhưng ô nhiễm không khí trong nhà lại ít được biết đến hơn. Vậy thế nào là ô nhiễm không khí trong nhà?
Ô nhiễm trong nhà được định nghĩa là sự ô nhiễm khi “có sự hiện diện của các chất ô nhiễm có tính chất vật lý, hóa học hoặc sinh học trong không khí của các môi trường bị giới hạn, mà các chất này không hiện diện một cách tự nhiên với số lượng lớn trong không khí ngoài trời của hệ sinh thái
Các chất ô nhiễm này có thể ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sức khỏe con người.
Theo số liệu của WHO, hiện vẫn còn khoảng 3 tỷ người đang sử dụng nhiên liệu rắn (gỗ, phế thải, than củi, than và phân động vật) để nấu ăn và sưởi ấm trong nhà. Việc này hấu hết diễn ta ở các gia đình nghèo, sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Nhiên liệu và kỹ thuật nấu hiệu quả thấp như vậy sẽ dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà, sản sinh một số lượng lớn các chất gây ô nhiễm có hại chó sức khỏe, bao gồm các hạt bồ hóng nhỏ xâm nhập sâu vào phổi.
Trong những nơi ở không thông thoáng, khói trong nhà sẽ cao hơn 100 lần so với mức có thể chấp nhận của các hạt mịn. Phụ nữ và trẻ em là những người tiếp xúc với lò trong thời gian dài nhất vì vậy họ cũng là những đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Theo số liệu năm 2012, mỗi năm có 4,3 triệu người tử vong sớm do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra bởi việc sử dụng không hiệu quả các nhiên liệu rắn trong nấu ăn. Trong những người chết, có 12% số người tử vong do viêm phổi, 34% do đột quỵ, 26% do thiếu máu cục bộ cơ tim, 22% do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 6% chết vì ung thư phổi.
Ô nhiễm không khí trong nhà khiến nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao gấp đôi ở trẻ em.
Theo số liệu năm 2014 của WHO, trong số những trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới cấp tính thì hơn một nửa do gia đình dùng nhiên liệu rắn gây ô nhiễm không khí trong nhà.
Trong số những ca tử vong sớm do đột quỵ (tổng số trường hợp tử vong do đột quỵ rơi vào khoảng 1,4 triệu người, trong đó một nửa là phụ nữ), gần 1/4 trong số đó tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà.
Mỗi năm, hơn 1 triệu người tử vong sớm do bị thiếu máu cục bộ cơ tim, trong đó có khoảng 15% là do tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà.
1/3 những người trưởng thành ở những nước thu nhập thấp hoặc trung bình tử vong sớm vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do chịu ô nhiễm không khí trong nhà.
Khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của những phụ nữ tiếp xúc với khói trong nhà cao hơn 2 lần so với những phụ nữ sử dụng các nhiên liệu sạch.
Trong số những người tử vong sớm do ung thư phổi mỗi năm, có khoảng 17% là do tiếp xúc với các chất gây ung thư được sản sinh từ củi, than củi và than đá và các nhiên liệu rắn khác dùng để đun nấu ăn chất gây ung thư sản.
Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí trong nhà có liên quan đến cân nặng trẻ sơ sinh, bệnh lao, đục thủy tinh thể, ung thư vòm họng và ung thư thanh quản./.
LAN PHƯƠNG (VIETNAM+)
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.