Bảo vệ hồ sau khi xử lý ô nhiễm

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/3/2017 | 4:30:05 Chiều

(capthoatnuocvietnam.vn)- Thông tin có 36/140 hồ ở khu vực ngoại thành đã được xử lý xong ô nhiễm bằng chế phẩm Redoxy-3C là tin vui đối với không chỉ người dân ngoại thành mà còn của nhiều người quan tâm đến lĩnh vực môi trường. 140/150 hồ ở ngoại thành ô nhiễm là con số không nhỏ, thể hiện mức độ nghiêm trọng mà người dân ngoại thành thường xuyên phải chịu đựng. Nó cũng cho thấy một thói quen lâu nay, mọi chất thải, nước thải đều được tiêu thoát trực tiếp ra sông hồ. Rồi nước hồ ô nhiễm lại được dùng trong chăn nuôi, trồng trọt… nên ô nhiễm tiếp nối ô nhiễm.

Việc TP Hà Nội mở rộng phạm vi xử lý ô nhiễm nước hồ ở khu vực ngoại thành cho thấy sự quan tâm cấp thiết đến việc cải tạo môi trường sông hồ, bảo đảm đời sống vệ sinh, an toàn của người dân. Biện pháp rốt ráo này sẽ mang lại kết quả tích cực cho môi trường hồ ngoại thành. Tuy nhiên, để duy trì môi trường xanh, sạch, đẹp lâu dài, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của nhiều thành phần cùng chung sức. Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp chặt chẽ với đơn vị thi công cải tạo ô nhiễm hồ để triển khai công việc nhanh chóng, kịp thời. Cùng với đó là tăng cường tuyên truyền đến toàn thể nhân dân ý thức trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ hồ sau xử lý ô nhiễm. Hơn tất cả, người dân phải từng bước thay đổi thói quen sinh hoạt, chấm dứt hành vi xả thải xuống hồ.
 
Ngọc Hạ (quận Đống Đa)
Nguồn: hanoimoi.com.vn
  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.