Nhiệt độ tại các thành phố sẽ tăng thêm 8 độ C vào cuối thế kỷ
- Cập nhật: Thứ bảy, 3/6/2017 | 9:24:28 Sáng
(Capthoatnuocvietnam.vn)- Dưới tác động kép của cả hiện tượng Trái Đất ấm lên và đô thị hóa, một số thành phố trên thế giới có thể sẽ phải chứng kiến mức nhiệt tăng thêm 8 độ C vào cuối thế kỷ 21.
Điều này gây hậu quả nặng nề đối với sức khỏe của người dân tại các đô thị, khiến các công ty và các ngành công nghiệp mất những lao động có năng lực cũng như gây sức ép lên các nguồn tài nguyên vốn ngày một trở nên cạn kiệt, trong đó có nước.
Cảnh báo trên được các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu môi trường Hà Lan đưa ra trên tạp chí Nature Climate Change số ra ngày 29/5.
Để đưa ra cảnh báo trên, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu thu được tại 1.692 thành phố lớn nhất thế giới trong giai đoạn 1950 đến năm 2015.
Theo các nhà khoa học, 5% số thành phố đông dân nhất thế giới ở đầu bảng xếp hạng sẽ phải chứng kiến mức tăng nhiệt khoảng 8 độ C hoặc thậm chí cao hơn vào năm 2100.
Các nhà khoa học cũng đã kết hợp kết quả nghiên cứu khác nhau về mức ấm lên trung bình của Trái Đất với các nguy cơ tiềm ẩn và tác động của UHI để đánh giá thiệt hại trong tương lai khi các thành phố trở nên nóng hơn.
Thiệt hại kinh tế mỗi năm của các thành phố đông dân nằm giữa bảng xếp hạng ước tính khoảng từ 2,3-5,6% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào năm 2100 và từ 1,4-1,7% GDP vào năm 2050. Các thành phố bị ảnh hưởng nhiều nhất có thể sẽ phải chịu mức thiệt hại lên tới 10,9% GDP vào năm 2100.
Cũng theo các nhà khoa học, UHI làm tăng đáng kể nhiệt độ thành phố và thiệt hại kinh tế. Do đó, các địa phương cần hành động nhằm làm giảm UHI, trong đó có việc trồng thêm nhiều cây xanh, sử dụng vật liệu làm mát để làm mái nhà hoặc vỉa hè.
Dù chỉ chiếm khoảng 1% bề mặt Trái Đất song hiệu quả kinh tế mà các thành phố mang lại là rất lớn, chiếm khoảng 80% GDP của thế giới và chiếm khoảng 78% lượng tiêu hao năng lượng. Các thành phố này còn phát thải hơn 60% lượng carbon dioxide (CO2) do việc đốt than đá, dầu mỏ và nhiên liệu.
Theo TTXVN/Vietnam+
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.