CO2 trong khí quyển năm 2019 dự báo sẽ tăng lên gần đạt mức kỉ lục
- Cập nhật: Thứ ba, 12/2/2019 | 4:26:50 Chiều
(Tapchicapthoatnuoc.vn)- Cơ quan Khí tượng Anh dự báo mức CO2 toàn cầu và dự đoán rằng mức tăng trung bình trong năm 2019 sẽ là 2,75 phần triệu (ppm) – mức tăng hàng năm cao bậc nhất trong 62 năm trở lại đây.
Sự gia tăng này hiệnư đang được thúc đẩy bởi tình trạng tiếp diễn đốt nhiên liệu hóa thạch và nạn phá rừng, đặc biệt, lượng CO2 năm nay tăng cao do các hiện tợng thời tiết như El Nino dự kiến trở lại. Sự biến đổi khí hậu tự nhiên này gây ra tình trạng ấm và khô ở vùng nhiệt đới, đồng nghĩa với việc hạn chế sự tăng trưởng của các loài thực vật loại bỏ CO2 khỏi không khí.
Giáo sư Jos Barlow cũng thuộc Đại học Lancaster cho biết nạn phá rừng ngày càng tăng là mối lo nghiêm trọng: “Đây là một năm đặc biệt tồi tệ. Nạn phá rừng Amazon ở Brazil đã tăng lên khoảng 8.000 km2 vào năm 2018, tương đương với việc mất diện tích rằng bằng một sân bóng đá sau mỗi 30 giây. Cũng có những dấu hiệu đáng lo ngại rằng nạn phá rừng đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn ở các quốc gia vùng Amazon khác, như Colombia, Bolivia và Peru”.
“Nhìn vào các số liệu hàng tháng, dường như bạn có thể thấy hành tinh này vẫn đang “thở” khi mức độ CO2 tăng giảm theo chu kỳ thực vật ở bán cầu bắc tăng trưởng và phân hủy theo mùa”, Giáo sư Richard Betts nói tại Trung tâm Hadley thuộc Cơ quan khí tượng Anh phát biểu.
Giáo sư Nick Ostle thuộc Đại học Lancaster cũng cho biết, đồ thị là một thứ đẹp đẽ nhưng cũng là một lời nhắc nhở rõ ràng về tác động của con người đối với khí hậu. Mỗi năm, CO2 lại cao hơn năm trước và điều này sẽ tiếp tục xảy ra cho đến khi con người ngừng thải thêm CO2 vào khí quyển. Tin tức này thật đáng lo ngại và mang tính thôi thúc. Ông cũng kêu gọi cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm phá rừng và phát thải từ chăn nuôi: “Đó là thách thức lớn nhưng có những cơ hội thực sự để tạo ra tác động mang tính riêng lẻ và ở cấp độ toàn cầu”.
Năm 2019 dự báo sẽ là năm mức CO2 toàn cầu hàng năm tăng bậc nhất trong 62 năm trở lại. |
Cơ quan Khí tượng Anh dự báo mức CO2 toàn cầu và dự đoán rằng mức tăng trung bình trong năm 2019 sẽ là 2,75 phần triệu (ppm) – mức tăng hàng năm cao bậc nhất trong 62 năm kể từ khi cơ quan này bắt đầu dự báo.
Chỉ những năm có hiện tượng El Nino mạnh, 1998 và 2016, là tăng cao hơn. Mức tăng trong năm 2016 là 3,39 ppm. Trong thập kỷ sau lần đo đầu tiên trên núi lửa Mauna Loa ở Hawaii vào năm 1956, mức tăng hàng năm là dưới 0,9 ppm.
El Nino xảy ra khi vùng Thái Bình Dương nhiệt đới chuyển sang giai đoạn ấm áp khiến nhiều khu vực có thời tiết ấm hơn và khô hơn. Thực vật là những bể chứa carbon tự nhiên vì chúng hấp thụ CO2 trong quá trình phát triển nhưng điều này giảm trong những năm có El Nino.
“Năm nay, chúng tôi dự tính những bể chứa carbon này tương đối yếu, do đó, tác động của lượng khí thải do con người gây ra cao kỷ lục sẽ lớn hơn năm ngoái”, Betts nói.
Cơ quan Khí tượng Anh dự báo mức CO2 trung bình trong năm 2019 là 411 ppm. Trước khi cuộc cách mạng công nghiệp châm ngòi cho việc đốt than, dầu và khí đốt quy mô lớn, mức CO2 trong khí quyển là 280 ppm.
Giáo sư Dave Reay thuộc Đại học Edinburgh nói, “Phát thải CO2 của riêng chúng ta vẫn đang tăng, các bể chứa carbon tự nhiên của thế giới sẽ có một năm tồi tệ. Những bể chứa này thu nhận khoảng một nửa lượng khí thải của chúng ta cho đến nay. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng đà giảm của những bể chứa này vào năm 2019 chỉ là ngắn hạn vì nếu không có sự hỗ trợ của chúng, sẽ không có bất kỳ cơ hội nào cho tương lai khí hậu an toàn hơn”.
An Yên
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.