Rác thải "tấn công" bãi biển Vũng Tàu gần 10 cây số
- Cập nhật: Thứ năm, 10/10/2019 | 9:46:29 Sáng
Rác thải tiếp tục tấp vào bãi Sau, TP Vũng Tàu, suốt trên chiều dài gần 10km. Số lượng rác ước tính lên đến cả trăm tấn. Đây là hiện tượng thường niên nhưng lượng rác năm nay dạt vào nhiều hơn bình thường.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online sáng 8-10, dọc bãi biển Vũng Tàu, kéo dài khoảng 10km từ mũi Nghinh Phong đến bãi biển Paradise, rác thải tấp vào dày đặc. Rất may, không phải là ngày cuối tuần và cao điểm du lịch nên không ảnh hưởng đến việc tắm biển của du khách.
Rác chủ yếu là cây đước, sú vẹt, dừa khô, mục trộn lẫn rác thải nhựa, túi nilông và các loại rác khó phân hủy.
Theo ông Mạnh, vào tháng 9 và 10 hằng năm, các trận mưa lớn đẩy rác từ cửa sông Sài Gòn, Đồng Nai và các tỉnh miền Tây ra biển. Gió Tây hoạt động mạnh kèm theo thủy triều lớn đẩy rác từ biển vào khu vực Bãi Trước, Bãi Sau và Bãi Dứa.
Năm nay, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh Nam bộ vừa trải qua một đợt triều cường đỉnh cao và gió mạnh làm lượng rác trôi dạt vào biển Vũng Tàu tăng đột biến (tăng gấp 2-3 lần) so với những năm trước.
Đến hết ngày 7-10, lượng rác gom được khoảng 40 tấn. Đến sáng 8-10, rác vẫn còn dày đặc và dự kiến số lượng còn tồn chưa dọn kịp lên đến hàng trăm tấn. Chưa kể rác vẫn còn tiếp tục tấp vào các bãi tắm.
Ông Lê Thanh Lâm - giám đốc Khu du lịch Biển Đông (Bãi Sau) - cho biết đã huy động nhân viên cùng ngành chức năng dọn dẹp nhưng rác quá nhiều, quá dày nên dọn không xuể. Dự kiến 2-3 ngày nữa mới dọn xong.
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.