Đà Nẵng: Xử lý ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng
- Cập nhật: Thứ bảy, 19/10/2019 | 9:21:10 Sáng
Sau khi tiếp nhận các ý kiến góp ý, phản ánh, Tổng đài sẽ chuyển đến Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng hoặc Xí nghiệp môi trường quận/huyện để xử lý.
Chiều 17/10, Trung tâm thông tin dịch vụ công Đà Nẵng và Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng tổ chức lễ ký kết quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh về công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Trong thời gian qua, thông qua đường dây nóng TP Đà Nẵng (1022) và Cổng góp ý Đà Nẵng, Trung tâm Thông tin dịch vụ công Đà Nẵng đã tiếp nhận nhiều ý kiến phản ánh, góp ý của người dân liên quan đến lĩnh vực môi trường trên địa bàn thành phố. Cụ thể, trong tháng 9, có hơn 1.000 lượt góp ý phản ánh về ô nhiễm môi trường, công tác vệ sinh môi trường đã được Trung tâm thông tin dịch vụ công Đà Nẵng tiếp nhận và chuyển xử lý.
Nhận thấy đây là vấn đề "nóng” được nhiều người dân quan tâm nên Trung tâm Thông tin dịch vụ công Đà Nẵng và Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng tổ chức lễ ký kết phối hợp để tiếp nhận, xử lý những phản ánh về công tác vệ sinh môi trường.
Việc ký kết nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng TP Đà Nẵng ngày càng xanh, sạch, đẹp và đáng sống.
Theo báo Tài nguyên và Môi trường
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.