Sau cơn giông, đường phố Hà Nội kẹt cứng gần 3 tiếng nước vẫn chưa rút hết
- Cập nhật: Thứ ba, 14/6/2022 | 11:12:55 Sáng
Sau cơn mưa lớn và kéo dài tối 13/6, nhiều tuyến phố nội thành ở Hà Nội ngập úng và tắc cứng nhiều giờ, dòng người di chuyển khó khăn.
Các tuyến phố thấp như ngã tư Nguyễn Hoàng - Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Trần Bình..., ngập cục bộ. Đoạn ngã tư Phạm Hùng - Nguyễn Hoàng (cạnh bến xe Mỹ Đình) hàng trăm phương tiện kẹt cứng, bất lực nhìn nước ngập. Nhiều người cho biết, họ đã bị kẹt ở đây gần 3 tiếng mà mực nước vẫn chưa rút hết, khả năng ngập nửa bánh xe chết máy vẫn cao...
Chị T, bán quán nước cạnh bến xe cho hay, khu vực phía trước bến xe Mỹ Đình là đoạn khá thấp so với các tuyến đường quanh quận Cầu Giấy, cứ một cơn mưa lớn kéo dài hơn nửa tiếng trở lên là ngập. "Những cơn giông lớn thế này, phải 3-4 tiếng nước mới rút. Nhưng nếu thêm một cơn mưa nữa thì khả năng đợi đến sáng là có thể...".
Thời điểm phóng viên đến được ngã tư Nguyễn Hoàng - Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết đã gần 23h đêm, nhưng mực nước trên đường vẫn rất cao, hầu hết các xe taxi và xe máy vẫn chôn chân một chỗ. Một số người do đợi quá lâu liều lội nước, nhưng chỉ một đoạn là xe chết máy.
Thời gian này, thời tiết thất thường, Hà Nội hứng nhiều cơn mưa, giông lớn. Sau mỗi cơn mưa, giông, tình trạng ngập cục bộ vài tiếng diễn ra thường xuyên. Điều đó cho thấy hạ tầng cơ sở của nhiều tuyến phố đang ở tình trạng báo động, hệ thống thoát nước yếu... Nhiều dự án nâng cấp hạ tầng cơ sở kéo dài nhiều năm, chưa biết hiệu quả đến đâu, nhưng cứ sau mỗi cơn mưa lớn, Hà Nội lại lụt...
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.