Xuất hiện vùng áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/7/2022 | 9:35:54 Sáng

Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chậm theo hướng Tây và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho hay, hồi 01 giờ sáng nay (11/7), vùng áp thấp có vị trí ở vào khoảng 14,5-15,5 độ Vĩ Bắc; 110,5-111,5 độ Kinh Đông.

Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chậm theo hướng Tây và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Nam Trung Bộ nối với vùng áp thấp nên ngày và đêm nay (11/7), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh; vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và khu vực Nam Biển Đông có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; riêng vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10, biển động rất mạnh; vùng biển phía Tây của khu vực Giữa Biển Đông gió mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.

Sóng biển cao từ 3,0-5,0m. Từ ngày 13/7, gió trên các vùng biển có xu hướng hoạt động yếu dần.

 
tm-img-alt
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, Vịnh Thái Lan, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Các tàu thuyền, lồng bè ở ven biển Trung và Nam Trung Bộ có nguy cơ chịu tác động của mưa dông và gió giật mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 2.

Minh Anh


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.