Điện rác - nguồn năng lượng tái tạo tốt cả về kinh tế lẫn sinh thái
- Cập nhật: Thứ ba, 26/7/2022 | 5:02:48 Chiều
Ngoài điện mặt trời hay điện gió thì điện rác cũng là phương án thay thế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sản xuất điện hiệu quả, góp phần làm giảm phát thải CO2.
Nhà máy điện rác đốt thải rắn đô thị để tạo ra hơi nước chạy tua bin tạo điện. Chất thải rắn đô thị là tập hợp nhiều vật liệu giàu năng lượng như giấy, nhựa, chất thải sân vườn, sản phẩm làm từ gỗ…
Có nhiều hệ thống và công nghệ điện rác. Công nghệ phổ biến nhất là đốt rác hỗn hợp: chất thải không qua phân loại được đưa trực tiếp vào lò đốt lấy hơi nước. Công nghệ ít phổ biến hơn là loại bỏ vật liệu khó cháy ra khỏi chất thải trước khi đốt.
Đốt rác phát điện không chỉ là một phương pháp xử lý rác mà còn là cách tái sử dụng các tài nguyên có giá trị. Khoảng 2/3 rác thải sinh hoạt được phân loại là sinh khối, do đó ta có thể thu về 2/3 năng lượng trung hòa CO2 cũng như giảm phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch.
Tại châu Âu, điện rác giúp chuyển đổi 50 triệu tấn chất thải thành năng lượng, cung cấp điện cho 27 triệu hộ gia đình. Đức thời gian qua cân nhắc hàng loạt dự án nhà máy điện rác trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga có nguy cơ gián đoạn.
Tại Mỹ, cứ mỗi 100 pound (45kg) chất thải rắn đô thị thì có khoảng 85 pound (38kg) được đốt để sản xuất điện, giúp giảm 87% lượng rác thải.
Nhà máy điện rác đem lại nhiều lợi ích: tránh phát thải khí mê tan từ chôn lấp rác, giảm phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện bằng nhiên liệu hóa thạch, tạo ra năng lượng sạch đáng tin cậy, là nguồn nhiên liệu bền vững và ổn định hơn năng lượng mặt trời và gió, tiêu hủy chất thải hóa học...
Nguồn 1 Thế giới
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.