Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho rằng đợt nắng nóng hiện nay cần được xem như lời cảnh báo đối với những quốc gia đang thải ngày càng nhiều khí CO2 vào khí quyển Trái đất.
Người dân "giải nhiệt” ở thủ đô Paris - Pháp hôm 25/7. Ảnh: REUTERS
Phát biểu tại họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ) ông Petteri Taalas - Chủ tịch WMO nhấn mạnh: "Khí thải vẫn đang tăng lên hằng ngày, vì vậy "không có gì chắc chắn rằng chúng ta sẽ chứng kiến mức đỉnh vào năm 2060 nếu không tìm cách đảo ngược đà tăng này, đặc biệt tại các nước phát thải khí nhiều ở châu Á”.
Bà Maria Neira - người phụ trách mảng môi trường, khí hậu và sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhắc nhở rằng đợt nắng nóng năm 2003 ở châu Âu đã cướp đi tính mạng của hơn 70.000 người. Bà cảnh bảo đợt nóng hiện nay sẽ làm gia tăng số người ốm, bắt đầu từ những bệnh như bị chuột rút do nhiệt, kiệt sức vì nhiệt, đột quỵ, sốt cao…
Theo người đại diện của WMO: Các đợt nóng sẽ xảy ra thường xuyên hơn và xu hướng xấu này sẽ tiếp diễn… ít nhất đến những năm 2026, bất kể các nỗ lực giảm biến đổi khí hậu của chúng ta có thành công đến đâu”. Theo ông Taalas, vì biến đổi khí hậu, các kỷ lục đã bắt đầu bị phá vỡ và "trong tương lai, các đợt nắng nóng này sẽ trở nên bình thường hơn, và chúng ta sẽ chứng kiến những đợt nóng còn kinh khủng hơn nhiều. Điều đáng lo ngại là khoảng thời gian giữa hai lần ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục mới ngày một ngắn hơn. Nhiệt độ cao kỷ lục tại Hy Lạp được ghi nhận vào năm 1977 đã bị phá vỡ vào năm 2021. Nhưng chỉ một năm sau, vào năm nay 2022, nhiệt độ lại đạt tới mức kỷ lục này.
Hải Thanh (T/h)
Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.