Thừa Thiên Huế: Kiến nghị dừng hoạt động đầu tư ngoài ngành cấp nước
- Cập nhật: Thứ tư, 10/8/2022 | 9:53:59 Sáng
Mới đây, Lãnh đạo Công ty CP cấp nước Thừa Thiên Huế (Huewaco) đã xin ý kiến Hội đồng cổ đông dừng các dự án đầu tư ngoài ngành, đồng thời xin ý kiến để làm rõ những khúc mắc, tồn tại về công tác quản lý đầu tư, tài chính ở nhiều lĩnh vực.
Huewaco là cty cổ phần, trong đó có UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là cổ đông nắm số cổ phiếu lớn nhất (hơn 70% năm 2018).
Các dự án đầu tư ngoài ngành Huewaco gồm: Dự án dưa lưới triển khai trong khuôn viên Nhà máy nước sạch Lộc An, xã Lộc An, huyện Phú Lộc và dự án rau sạch triển khai tại Nhà máy nước sạch Quảng Tế, thành phố Huế. Cả hai dự án đều đã đi vào hoạt động có doanh thu từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Điều quan trọng hơn nữa là Ban lãnh đạo công ty đã quyết định đầu tư gần 18 tỷ đồng nhưng các thủ tục đầu tư như thiết kế dự án, dự toán đến nay vẫn chưa được Chủ tịch Hội đồng quản trị thông qua.
Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, Chủ tịch HĐQT công ty đã ban hành một báo cáo cho thấy việc quyết toán đầu tư dự án rau sạch, dưa lưới đến nay vẫn chưa được thực hiện; việc theo dõi doanh thu, chi phí có nhiều thiếu sót, không hạch toán với khối lượng xấp xỉ 7 tỷ đồng.
Theo đó đã đề nghị tạm dừng triển khai dự án, giao Ban lãnh đạo công ty đánh giá việc tiếp tục hay dừng hẳn dự án. Kiểm điểm, làm rõ, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan và đề xuất hướng xử lý, trong đó có việc thu hồi, bồi hoàn.
Bên cạnh việc chấn chỉnh hoạt động đầu tư ngoài ngành, báo cáo này còn cho biết, trong thời gian dài từ đầu năm 2022 trở về trước, Ban lãnh đạo công ty đã mắc một số sai sót trong việc đầu tư và quản lý tài chính. Riêng mảng sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên chuyển tiếp từ năm 2020-2021 đến 2022 vẫn còn nhiều công trình chưa bảo đảm nghiệm thu, thanh toán vì thiếu rất nhiều thủ tục. Sai phạm trong nhóm này chủ yếu là do các đơn vị được cho phép thi công trước khi thiết kế, dự toán phê duyệt. Điều này dẫn đến việc một số công trình có tổng đầu tư lớn, nhưng vẫn không được đưa ra đấu thầu. Nhiều tồn tại ở dự án nhà máy nước Vạn Niên, Thượng Long và một số công trình đầu tư trung hạn cũng đã được HĐQT đưa ra để tìm hướng khắc phục.
Được biết, ngày 21-7 cho biết, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định thành lập đoàn thanh tra để làm rõ những sai phạm tại công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế.
Ngày 21/10/2016, UBND Thừa Thiên - Huế đã ra quyết định số 2510/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và cấp nước Thừa Thiên - Huế.
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.