Cảnh báo lượng tiêu thụ than toàn cầu sẽ tăng 0,7% vào năm 2022

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/8/2022 | 9:53:58 Sáng

Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã công bố một báo cáo mới vào hôm 3/8, cảnh báo lượng tiêu thụ than toàn cầu sẽ tăng 0,7% vào năm 2022, đạt mức kỷ lục vào năm 2013.

Giá than lại một lần nữa tăng vọt, lượng tiêu thụ than toàn cầu dự kiến sẽ trở lại mức kỷ lục đã đạt được gần 10 năm trước, vào lúc cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu vẫn tiếp diễn. 
Cảnh báo lượng tiêu thụ than toàn cầu sẽ tăng 0,7% vào năm 2022
Ảnh minh hoạ. ITN
Điều này sẽ xảy ra nếu nền kinh tế Trung Quốc phục hồi như dự kiến trong nửa cuối năm nay. "Tổng lượng than được tiêu thụ trên toàn cầu sẽ chạm mức kỷ lục được thiết lập vào năm 2013 và nhu cầu than có thể sẽ tăng hơn nữa trong năm tới, lên mức cao nhất mọi thời đại", theo Bản cập nhật Thị trường Than của IEA.
IEA cho biết: "Sự gia tăng mạnh mẽ đó đã góp phần tăng lượng phát thải CO2 hàng năm lên mức cao nhất trong lịch sử". Theo dữ liệu của IEA, lượng tiêu thụ than trên toàn thế giới đã tăng trở lại khoảng 6% vào năm 2021 khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau cú sốc của đại dịch Covid-19.
Nguyên nhân chủ yếu khiến nhu cầu than tăng liên tục là do sự thiếu hụt năng lượng khi Liên minh châu Âu quyết tâm loại bỏ khí đốt của Nga, và Nga đáp trả bằng cách cắt giảm nguồn cung cấp cho lục địa này. Do đó, tiêu thụ than ở EU dự kiến sẽ tăng 7% vào năm 2022.
Theo IEA. "Một số nước EU đang kéo dài tuổi thọ của các nhà máy than dự kiến đóng cửa, đưa các nhà máy đã đóng cửa hoạt động trở lại hoặc nâng giới hạn giờ hoạt động để giảm lượng tiêu thụ khí đốt". Đồng thời, việc tẩy chay than đá của Nga cũng gây thêm áp lực khiến giá than tăng, cơ quan này cho biết.
Các nhà phân tích hàng hóa Daniel Hynes và Soni Kumari của ANZ Research phân tích: "Điều châu Âu lo ngại nhất đã trở thành hiện thực trong tuần này sau khi Nga cắt giảm 20% công suất dòng chảy khí đốt qua đường ống Nord Stream. Lượng khí đốt dự trữ có thể không đủ để họ vượt qua mùa đông. Do khả năng nhập khẩu các nguồn cung thay thế của châu Âu bị hạn chế, khu vực này có khả năng cạnh tranh gay gắt đối với các lô hàng LNG".
Thị trường khí đốt toàn cầu, bao gồm cả châu Á - Thái Bình Dương, đang chịu một cú sốc lớn. Vào hôm 3/8, Tập đoàn thép Nippon của Nhật Bản đã ký một thỏa thuận với công ty khai thác và thương mại khổng lồ Glencore để cung cấp than với giá 375 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất mà một công ty Nhật Bản từng trả cho mặt hàng này, theo Bloomberg.
Chi phí năng lượng tăng cao tiếp tục góp phần vào gia tăng lạm phát toàn cầu, buộc các ngân hàng trung ương phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản vào ngày 3/8, đây là động thái mới nhất trong một loạt các đợt tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.

PV (T/h)


Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.