Cháy rừng ở Pháp đã giải phóng lượng CO2 cao kỷ lục

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/8/2022 | 9:34:15 Sáng

Trong hai tháng vừa qua, lượng khí thải carbon từ cháy rừng ở Pháp đạt mức cao kỷ lục - xấp xỉ lượng khí thải carbon hằng năm của 790 nghìn xe hơi.

tm-img-alt
Một đám cháy rừng ở vùng Gironde của Pháp nhìn từ trên cao. Ảnh:Reuters

Kỷ lục trước đó được ghi nhận năm 2003 – năm đầu tiên triển khai hoạt động giám sát phát thải qua vệ tinh, khi các đám cháy đã thải ra môi trường khoảng 650 nghìn tấn carbon cũng trong giai đoạn tháng 6 đến tháng 8.

Trung bình hai thập kỷ qua, mỗi năm Pháp ghi nhận 300 nghìn tấn khí thải carbon từ các vụ cháy rừng.

Ông Mark Parrington, nhà khoa học cấp cao tại CAMS cho biết dữ liệu phát thải từ vùng tây nam châu Âu phản ánh rõ quy mô cũng như sự dai dẳng của các đám cháy. Theo đó, cháy rừng diễn ra trên phạm vi lớn hơn và trong thời gian lâu hơn là do thực vật và cây cối ở khu vực này ngày càng trở nên dễ cháy hơn trong "điều kiện khí hậu khô nóng kéo dài”.

Tháng trước, CAMS công bố dữ liệu cho thấy Tây Ban Nha cũng ghi nhận lượng khí thải carbon từ cháy rừng cao kỷ lục trong đợt sóng nhiệt giữa tháng 7, trong khi các đám cháy ở Bồ Đào Nha lại thải ít carbon ra môi trường hơn so với cùng kỳ các năm trước đó.

 

Theo Hệ thống thông tin về cháy rừng của châu Âu (EFFIS), từ đầu năm đến nay, hỏa hoạn đã thiêu rụi hơn 60 nghìn ha rừng ở Pháp, gấp 6 lần mức trung bình của giai đoạn 2006-2021.

Ông Parrington cho biết, nếu so với con số thống kê trên phạm vi toàn cầu, lượng khí thải carbon từ cháy rừng ở Pháp là "tương đối không đáng kể”, tuy nhiên các đám cháy lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng không khí.

Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy một đám khói khổng lồ đang tỏa ra Vịnh Biscay. Ngoài carbon, cháy rừng còn giải phóng các chất gây ô nhiễm khác như bụi PM 2.5 có thể gây bệnh cho con người.

 

Bên cạnh đó, tình trạng khói bụi cũng làm giảm sản lượng điện mặt trời ở quốc gia Tây Âu, thậm chí là gần một nửa trong một số trường hợp, do các hạt nhỏ trong không khí có thể cản trở việc hấp thụ năng lượng mặt trời của các tấm pin quang điện.


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam (T/h)

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.