Hạn hán thảm khốc khiến 1 triệu người ở Somalia không có nước để sử dụng

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/8/2022 | 9:34:16 Sáng

Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) cho biết, một trận hạn hán kinh hoàng ở Somalia đã nghiêm trọng tới mức chưa từng có trong lịch sử, khiến một triệu người trong nước hiện đang phải di tản.

anh-1-han-han-o-somalia(1).jpg
Xung đột và hạn hán đã dẫn đến tình trạng thiếu lương thực ở nhiều khu vực của Somalia. Ảnh: WFP

Theo số liệu mới công bố của UNHCR và Hội đồng Người tị nạn Na Uy (NRC), hơn 755.000 người đã phải sơ tán trong nước vì đợt khô hạn nghiêm trọng trong năm nay, nâng tổng số lên một triệu người kể từ khi hạn hán bắt đầu vào tháng 1.

Ông Mohamed Abdi, Giám đốc Quốc gia của NRC tại Somalia cho biết: "Con số một triệu người này đóng vai trò như một hồi chuông cảnh báo lớn đối với Somalia.

Somalia đang trải qua đợt khô hạn lịch sử kéo dài hai năm, trận hạn hán chưa từng có trong hơn 40 năm qua. Theo UNHCR, một mùa mưa không diễn ra như dự kiến lần thứ 5 ​​chắc chắn sẽ khiến nhiều gia đình phải sơ tán khi nạn đói hoành hành.

Cái chết - Vấn đề thời gian

 

Cơ quan Liên Hợp Quốc đã trao đổi với ông Hussein, người cha già của 8 người con, đã rời khỏi làng sau khi hạn hán tàn phá mùa màng và gia súc của họ, gần đây đã cùng gia đình đến một trại dành cho những người phải di dời.

Ông cho biết: "Những người bị bỏ lại phía sau, họ không có cơ hội. Việc họ chết chỉ là vấn đề thời gian. Thậm chí ở đây chúng tôi có thể chết vì chúng tôi không có gì cả”.

Số người phải đối mặt với nạn đói khủng hoảng ở Somalia dự kiến ​​sẽ tăng từ khoảng 5 triệu lên hơn 7 triệu người trong những tháng tới - ngày càng trầm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu và giá lương thực tăng do cuộc xung đột ở Ukraine.

 

Theo xếp hạng Sáng kiến ​​Thích ứng Toàn cầu của Đại học Notre Dame (Mỹ), dựa trên dữ liệu năm 2019, Somalia được xếp hạng cao thứ hai trên toàn cầu về mức độ dễ bị tổn thương do khí hậu.

Magatte Guisse, Đại diện của UNHCR tại Somalia cho biết, các cộng đồng dễ bị tổn thương là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của khủng hoảng khí hậu, khiến nhiều gia đình không được bảo vệ và ngày càng phải di dời.

Tăng cường hỗ trợ nhân đạo

 

Mùa mưa năm 2022, từ tháng 3 đến tháng 6, tại Somalia đã kết thúc sớm vào tháng 5, với lượng mưa thấp hơn được ghi nhận và ít hoặc không có mưa vào tháng 6. Các khu vực phía Bắc nước này ghi nhận từ 30 đến 60% lượng mưa trung bình, trong khi các khu vực miền Trung và miền Nam nhận được 45 đến 75% lượng mưa - đánh dấu mùa mưa thất bại thứ tư liên tiếp kể từ cuối năm 2020.

Quan chức của UNHCR cho rằng ngay cả trước cuộc khủng hoảng mới nhất này, Somalia đã trong tình trạng thiếu nguồn lực nhất. Vị quan chức này cho biết: "Mặc dù UNHCR và các đối tác nhân đạo đang làm những gì có thể để ứng phó với cuộc khủng hoảng, nhưng nguồn lực không đủ. Cộng đồng quốc tế phải hành động để cứu sống và hỗ trợ ứng phó nhân đạo cho Somalia”.

Vào tháng 6, UNHCR thông báo rằng họ cần 9,5 triệu USD cho Somalia, như một phần của lời kêu gọi khu vực dành cho vùng Sừng châu Phi, để giúp đỡ các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi đợt hạn hán thảm khốc phải di dời.


Nguồn TN&MT

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.