An Giang: Có 39 điểm, cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý
- Cập nhật: Thứ năm, 13/2/2020 | 2:52:36 Chiều
Các địa phương có trách nhiệm chủ trì phối hợp các ngành chức năng và đơn vị liên quan thực hiện việc xử lý các khu, điểm ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý.
UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt danh mục và cập nhật khu, điểm ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, toàn tỉnh có 24 khu, điểm và 15 cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Trong đó, TP. Long Xuyên có 15 khu, điểm ô nhiễm nước, không khí; TP. Châu Đốc có 4 khu, điểm ô nhiễm nước, không khí hoặc ô nhiễm do nước thải sinh hoạt; TX. Tân Châu có 1 cơ sở giết mổ gây ô nhiễm nước thải, rác thải; huyện Châu Thành có 14 lò gạch đất sét nung ô nhiễm không khí; búng Bình Thiên lớn (huyện An Phú) bị ô nhiễm nước; kênh Tri Tôn (chợ cá - Tri Tôn), rạch Thơm Rơm (Phú Tân), kênh Chánh Hưng, rạch Thạch Mỹ (Châu Phú) bị ô nhiễm nước, không khí.
Ảnh minh họa.
UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chủ trì phối hợp các ngành chức năng và đơn vị có liên quan thực hiện việc xử lý các khu, điểm ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý.
Đối với cơ sở công ích, phải xây dựng kế hoạch khắc phục trong năm 2020 và hàng năm theo lộ trình ưu tiên xử lý đối với các khu, điểm ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.