Cận cảnh bãi rác kinh hoàng trên đèo Bảo Lộc

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/3/2020 | 9:18:04 Sáng

Hàng tấn rác thải được Công ty Môi trường Đô thị TP Bảo Lộc hàng ngày cho xe chở, tập kết và chôn lấp ngay đầu đèo Bảo Lộc (Quốc lộ 20, xã Đại Lào, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) khiến nhiều người dân bức xúc.

Ngày 10-3, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đoàn Kim Đình - Chủ tịch TP Bảo Lộc (Lâm Đồng), xác nhận đó là bãi tập kết rác tạm thời. Trong quá trình nhà máy rác đang ngưng hoạt động và sửa chữa nên rác TP Bảo Lộc ùn ứ nhiều phải tập kết tạm thời ở đây.

"Trong thời gian chờ nhà máy xử lý rác thải sửa chữa thì UBND TP Bảo Lộc đã khảo sát ý kiến  các sở ngành tỉnh Lâm Đồng xem xét tập kết rác tạm thời khu vực này. Xử lý hết sức cẩn trọng, lót bạt đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài nguyên môi trường, đảm bảo sức khỏe cho hơn 165.000 dân chứ không một cá nhân nào khác. Tương lai TP Bảo Lộc sẽ trồng lại cây xanh ở khu vực này" - ông Đình cho biết.

Cận cảnh bãi rác kinh hoàng trên đèo Bảo Lộc - Ảnh 2.
Bãi tập kết rác ngay đầu đèo Bảo Lộc nhìn từ trên cao.

Trong khi đó, hàng trăm hộ dân khu vực dưới chân đèo Bảo Lộc thuộc thị trấn Đạ M’ri (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) hết sức lo lắng tình trạng ô nhiễm khó tránh khỏi khi khối rác khổng lồ đang treo lơ lửng trên đầu mà mùa mưa đang cận kề. Ông Diện (54 tuổi, ngụ huyện Đạ Huoai) bức xúc: "Chúng tôi rất bất bình tình trạng TP Bảo Lộc cho tập kết rác ngay đầu đèo như vậy. Không thể nói là không ảnh hưởng được, chúng tôi đã nhiều lần phản ánh nhưng chưa thấy cơ quan chức năng xử lý. Mà đặc biệt, những xe rác này lén lút tập kết rác vào ban đêm. Hiện nay, mỗi khi ngang qua khu vực tập kết rác này đã bắt đầu bốc mùi hôi thối nồng nặc rồi" - ông Diện bức xúc.

Cận cảnh bãi rác kinh hoàng trên đèo Bảo Lộc - Ảnh 3.
Cận cảnh bãi tập kết rác ngay đầu đèo Bảo Lộc

Tương tư mối lo lắng như ông Diện, ông Trần Hữu Bình (60 tuổi, nhà ngay dưới chân đèo Bảo Lộc) cho biết: "Thấy xe ủi mở đường tưởng làm gì đó, không ngờ cơ quan chức năng TP Bảo Lộc lại cho tập kết rác ngay đầu đèo như vậy là không chấp nhận được. Chúng tôi quyết liệt phản đối nhờ các cấp can thiệp chứ không sau này hệ quả thật khó lường" - ông Bình nói.

Cận cảnh bãi rác kinh hoàng trên đèo Bảo Lộc - Ảnh 4.
Khối rác lớn hàng ngày được tập kết ngay đầu đèo Bảo Lộc.
 Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 23-01, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã chủ trì tiến hành khảo sát khu vực tập kết rác thải sinh hoạt tạm thời của TP Bảo Lộc tại Tiểu khu 477 (khúc cua chữ C), thuộc địa giới hành chính TP Bảo Lộc, với diện tích khoảng 500 m2, nhằm giải quyết vấn đề bức xúc trong công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của TP Bảo Lộc trong dịp tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020.

Cận cảnh bãi rác kinh hoàng trên đèo Bảo Lộc - Ảnh 5.
Người dân hạ nguồn nước ở dưới chân đèo Bảo Lộc hết sức lo lắng ô nhiễm môi trường trong mùa mưa đang tới.

 Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, TP Bảo Lộc vẫn tiếp tục vận chuyển rác thải sinh hoạt về Tiểu khu 477 (khúc cua chữ C) để lưu trữ; lượng rác hiện nay khá nhiều, bốc mùi hôi thối, khi mưa xuống, nguy cơ nước bãi rác này sẽ chảy xuống các sông suối gây ô nhiễm nguồn nước.

Cận cảnh bãi rác kinh hoàng trên đèo Bảo Lộc - Ảnh 6.
Mùi hôi thối nồng nặc từ rác thải đang tập kết nơi đây.

 Khu vực tập kết lưu trữ rác thải sinh hoạt tạm thời tại Tiểu khu 477 (khúc cua chữ C) là thượng nguồn suối Đạ M’rê, nguồn cung cấp nước cho Nhà máy nước Đạ Huoai cung cấp nước sạch cho 700 hộ dân của thị trấn Đạ M’ri và nước sinh hoạt, nước tưới cho các hộ dân khu vực huyện Đạ Huoai. Việc tập kết rác thải tại đây sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường, chất lượng nguồn nước và sức khỏe của người dân.

Cận cảnh bãi rác kinh hoàng trên đèo Bảo Lộc - Ảnh 7.
Người dân bức xúc tình trạng TP Bảo Lộc tập kết rác ở đầu đèo Bảo Lộc.

Theo Báo Người lao động
  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.