Kon Tum: Dân sống với môi trường ô nhiễm

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/3/2020 | 11:57:34 Sáng

Sống trong môi trường ô nhiễm từ bãi rác thải, gần 10 năm nay người dân đi kêu cứu khắp nơi nhưng đâu vẫn vào đó. Mùi và khói vẫn cứ "tra tấn" cuộc sống của họ.

Để cứu cuộc sống của chính mình, người dân ở thôn 1 và thôn 5 thị trấn Sa Thầy đã nhiều lần viết đơn phản ánh về tình trạng trên gửi đi khắp nơi. Mỗi lần gửi là một lần hy vọng, hy vọng nhiều lần cuối cùng trở về không. Vì bãi rác vẫn cứ ngày một nhiều thêm, mùi hôi thối, ruồi muỗi bay khắp nơi. Cộng thêm vào đó là cách xử lý rác bằng phương pháp đốt thủ công khiến người dân thêm lần chịu trận từ khói. Không những khói ảnh hưởng đến các hộ dân sống quanh khu vực này, mà còn ảnh hưởng đến vấn đề an toàn giao thông của người dân khi lưu thông qua đây.

Có mặt tại đây mới thấy những phản ánh của người dân hoàn toàn đúng và có cơ sở. Theo ghi nhận của chúng tôi, một bãi rác được chất thành núi nằm ngay cạnh trung tâm thị trấn.

Anh Thành trú tại thôn 1, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy nói trong bức xúc: "Gia đình tôi sống cách bãi rác chưa đầy 30 mét, nên chịu ô nhiễm nặng nề. Nhà cửa luôn trong tình trạng đóng chặt cả ngày lẫn đêm. Mùi hôi thối, ruồi muỗi bay bám đầy nhà. Sống trong cảnh này khiến cuộc sống của gia đình đảo lộn, nó giống như cuộc chạy giặc môi trường. Có nhà mà chả năm nào được ăn tết ở nhà, mà cứ phải kéo nhau cả gia đình về quê ăn tết, đến khổ."

Kon Tum: Để dân sống với môi trường ô nhiễm - Ảnh 2.
Cách xử lý rác của đơn vị quản lý bãi rác ở đây đang gây nhiều bức xúc trong nhân dân

Khi thấy phóng viên, một người phụ nữ đi lại chưa kịp giới thiệu thì đã sổ một tràng bức xúc: "Từ khi có bãi rác này người dân chúng tôi luôn phải hứng chịu sự ô nhiễm, tất cả người dân thôn 1 và thôn 5 chúng tôi đều viết đơn phản ánh lên chính quyền huyện Sa Thầy với mong muốn được giúp đỡ, nhưng đã gần 10 năm nay không hề thấy sự vào cuộc của chính quyền. Bệnh tật lúc nào không hay, chúng tôi mong muốn các cơ quan vào cuộc giúp đỡ để chúng tôi yên tâm làm ăn sinh sống".

Được biết mỗi ngày Trung tâm Môi trường và Dịch vụ Đô thị huyện Sa Thầy, thu gom trên 10 tấn rác thải. Tất cả các loại rác không qua phân loại và ngay sau đó được đơn vị này xử lý bằng cách đốt rác "lộ thiên". Điều này gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân nơi đây.


Đưa phương tiện cơ giới vào

Làm việc với ông Nguyễn Huy Dũ - Giám đốc Trung tâm Môi trường và Dịch vụ Đô thị huyện Sa Thầy,  ông Dũ ho biết: "Bãi rác này đã quá tải từ nhiều năm nay, nên việc ô nhiễm là điều bình thường. Tôi mới về 4 tháng nên việc những phản ánh của người dân thôn 1 và thôn 5 thì tôi không nắm được."

Còn khi phóng viên đặt câu hỏi vì sao phải đốt rác lộ thiên thì ông Dũ phần trần: "đơn vị chúng tôi không xử lý bằng cách đốt rác thải. Việc đốt rác là do người dân tự ý đốt chứ chúng tôi hoàn toàn không làm…".

Tuy nhiên, khi chúng tôi đưa ra video, hình ảnh thể hiện chiếc máy múc của đơn vị này đang gom rác để đốt thì vị lãnh đạo này lại không trả lời.

Đề nghị UBND tỉnh Kon Tum cần nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan, ban ngành có liên quan vào cuộc, nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường tại bãi rác này kéo dài. Đồng thời cần xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm để ô nhiễm môi trường kéo dài suốt 10 năm qua, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân khu vực xung quanh.
 
Theo Báo Dân sinh
  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.