Những nỗ lực của nhiều tiểu bang tại Mỹ trong việc giảm lượng rác thực phẩm và giúp đỡ người nghèo đang trở thành một điểm sáng trong cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm và biến đổi khí hậu.
Hãng tin AP đưa tin nhiều tiểu bang đang triển khai chương trình quyên góp và tái chế thức ăn thừa để giảm khí nhà kính và giúp đỡ những gia đình đang gặp khó khăn.
Ngân hành thực phẩm di động tặng đồ ăn miễn phí cho người nghèo do cư dân tự đóng góp. Ảnh: ITN
Giám đốc cửa hàng ShopRite, Sean Rafferty, tận dụng chương trình quyên góp và tái chế thức ăn ở bang New York để giúp những người có nhu cầu. Ông chia sẻ: "Nhiều năm trước mọi thứ đều bị vứt vào thùng rác, nhưng giờ đây chúng tôi có cơ hội quyên góp thức ăn và giúp những người đang gặp khó khăn về lương thực".
Thông tin từ Hãng tin AP cho biết New York không phải là tiểu bang duy nhất thực hiện chương trình này. Nhiều tiểu bang khác như California và Vermont đã thành công trong việc biến rác thực phẩm thành phân bón và năng lượng. Connecticut thậm chí đặt yêu cầu cho doanh nghiệp, bao gồm cả siêu thị và đơn vị bán buôn thực phẩm trong việc tái chế thức ăn.
Trong bối cảnh môi trường toàn cầu đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do thải khí mê-tan từ rác thực phẩm, nhận thức về vấn đề lãng phí thực phẩm ngày càng tăng cao. Tại Mỹ, khoảng 40% thực phẩm bị lãng phí, tạo ra khoảng 63 triệu tấn rác thực phẩm mỗi năm. Giáo sư Emily Broad Leib từ Đại học Harvard nhấn mạnh" "Lãng phí thực phẩm tạo ra khoảng 8 - 10% lượng khí nhà kính toàn cầu".
Mục tiêu của Bộ Nông nghiệp và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ là giảm 50% lượng rác thực phẩm vào năm 2030. Nhiều tiểu bang đã đưa ra các sáng kiến để đạt được mục tiêu này, từ việc biến rác thành phân bón, năng lượng đến việc yêu cầu doanh nghiệp tái chế thức ăn.
Chương trình quyên góp và tái chế thức ăn ở New York đã đạt hiệu quả rõ ràng. Trong vòng 2 năm, chương trình đã tái phân phối 2,3 triệu kg thức ăn - tương đương 4 triệu bữa ăn - cho 10 ngân hàng thực phẩm trên địa bàn. Feeding Westchester, một ngân hàng thực phẩm đã ghi nhận sự tăng cường đáng kể trong việc quyên góp thức ăn từ cộng đồng kể từ khi chương trình được triển khai. Điều này giúp giảm gánh nặng lên bãi rác và đồng thời hỗ trợ những người đang gặp khó khăn.
Những bước tiến tích cực này của các tiểu bang Mỹ không chỉ giảm lượng rác thực phẩm mà còn mang lại hy vọng cho những người đang cần đến sự giúp đỡ. Chúng ta hy vọng rằng những nỗ lực này sẽ tiếp tục mở đường cho những biện pháp khác nhằm bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng.
ĐAN VY
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.