Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh dao động từ 1.200-1.400 tấn/ngày, được thu gom, xử lý theo đúng quy định.
Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh dao động từ 1.200-1.400 tấn/ngày, được thu gom, xử lý theo đúng quy định.
Mỗi ngày, tỉnh ghi nhận thu gom, xử lý khoảng 1.200-1.400 tấn chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh
Các loại chất thải này được doanh nghiệp phân loại, bố trí kho chứa riêng biệt với chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại. Chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm nhiều loại, chủ yếu là phế liệu từ công đoạn sản xuất chính của doanh nghiệp; ngoài ra còn có sắt, thép phế liệu, thùng carton, ballet gỗ, vải vụn, vỏ chai,...
Hầu hết chất thải loại này được doanh nghiệp tái chế, tái sử dụng; phần không tái chế thì hợp đồng với các đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển về nơi xử lý theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng ghi nhận khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dao động 24.000-26.000 tấn/năm và được chủ đầu tư tự quản lý; ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý. Việc quản lý chất thải nguy hại tuân thủ theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, ngày 10/01/2022 của Bộ TN&MT như kho chứa phải kín đáo, nền bê tông, có dán bảng biểu cảnh báo, phân loại riêng biệt từng loại chất thải với mã chất thải nguy hại xác định,... Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An ký hợp đồng với các đơn vị bên ngoài tỉnh Long An để xử lý chất thải nguy hại (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai,…).
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng ký kết hợp đồng với các đơn vị xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh: Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường Trái Đất Xanh (Khu công nghiệp Xuyên Á); Công ty TNHH Môi trường Chân Lý (Cụm công nghiệp Hoàng Gia, huyện Đức Hòa); Công ty TNHH TM và SX Ngọc Tân Kiên (Khu công nghiệp Đức Hòa 1, huyện Đức Hòa); Công ty TNHH MTV SX TM DV xử lý CTNH Tùng Nguyên HS (Khu công nghiệp Hải Sơn, huyện Đức Hòa). Các cơ sở, doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại được Bộ TN&MT cấp phép hoạt động./.
Theo Châu Sơn/Báo Long An
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.