Hội nông dân tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức bàn giao bể thu gom rác thải trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam và Đức Linh.
Theo đó, Hội Nông dân tỉnh đã trao tặng 32 bể thu gom rác thải trong sản xuất nông nghiệp, mỗi bể trị giá trên 2,4 triệu đồng, tập trung ở 4 xã: Hàm Minh, Thuận Quý (Hàm Thuận Nam) và Nam Chính, Sùng Nhơn (Đức Linh)
Hội Nông dân tỉnh trao tặng bể thu gom rác thải tại xã Sùng Nhơn (Đức Linh).
Các bể thu gom rác thải được địa phương đặt tại những cánh đồng sản xuất lúa quy mô lớn tập trung hay vùng nguyên liệu sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, canh tác sầu riêng an toàn.
Hội Nông dân tỉnh trao tặng bể thu gom rác thải cho xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam).
Cùng với đó, Hội nông dân tỉnh còn vận động các địa phương thành lập mô hình "cánh đồng không rác thải” và chi tổ, hội nghề nghiệp nông dân thực hiện "thu gom vỏ chai, bao bì phân, thuốc bảo vệ thực vật gắn bảo vệ môi trường nông thôn và xây dựng nông thôn mới”. Đây là mô hình "Dân vận khéo” do Hội nông dân tỉnh phát động ở các cấp hội cơ sở nhằm hưởng ứng tiêu chí về môi trường khi địa phương thực hiện về đích xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Người dân tham gia phân loại, bỏ rác thải trong sản xuất nông nghiệp tại các bể thu gom.
Được biết, từ năm 2020 đến nay, Hội nông dân tỉnh đã trao tặng 112 bể thu gom rác thải trong sản xuất nông nghiệp ở các huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh và Đức Linh.
Theo Báo Bình Thuận
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.