Sáng ngày 2/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết, mỗi ngày TP.HCM phát sinh khoảng 9.700 tấn rác sinh hoạt. Tất cả số rác này đều được thu gom và vận chuyển về các nhà máy xử lý tập trung của thành phố, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong việc duy trì môi trường sạch đẹp và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Hiện TP.HCM đang tiến hành các bước chuẩn bị nhằm đảm bảo tính đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển đến xử lý rác sinh hoạt. Một trong những biện pháp quan trọng là tổ chức, sắp xếp lại lực lượng thu gom rác dân lập. Đến nay, TP. Thủ Đức và 20/21 quận, huyện đã hoàn thành việc chuyển đổi lực lượng thu gom rác dân lập thành các hợp tác xã hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
CITENCO dán logo nhận diện phương tiện thu gom rác
Ngoài ra, Quỹ Bảo vệ môi trường của TP đang hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi khoảng 3,6%/năm cho các dự án chuyển đổi phương tiện. Từ năm 2021 đến nay, TP Thủ Đức và các quận, huyện đã rà soát và chuyển đổi 1.897 phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, bao gồm 956 thùng chứa 660 lít và 941 xe ô tô chở rác, góp phần nâng cao hiệu quả thu gom và vận chuyển rác.
Trong buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ cũng kiến nghị Bộ TN&MT có ý kiến với Thủ tướng và Bộ Công thương ưu tiên tăng quy mô nguồn điện rác của TP.HCM từ 123 MW hiện nay lên tối thiểu 240 MW, phù hợp với hiện trạng các dự án nhà máy xử lý rác theo công nghệ đốt phát điện của thành phố. Việc tăng cường nguồn điện rác không chỉ giúp giải quyết vấn đề rác thải mà còn đóng góp vào nguồn năng lượng tái tạo cho thành phố.
Ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường ghi nhận các kết quả mà TP.HCM đạt được và các ý kiến được đưa ra trong buổi làm việc, đồng thời lưu ý, TP.HCM cần tổ chức phân loại rác tại nguồn phù hợp với tình hình thực tế và công nghệ xử lý rác đang triển khai. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thiện Đồ án quy hoạch chất thải rắn và tăng cường công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp, người dân và cơ quan nhà nước về ý nghĩa của việc phân loại rác tại nguồn.
LÂM HÀ
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.