Nhức nhối ô nhiễm môi trường ở Tuy Lai

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/5/2020 | 2:13:34 Chiều

Nhiều tháng nay, tình trạng rác thải sinh hoạt được vứt bừa bãi trên đường giao thông, khu dân cư, kênh dẫn nước... là vấn đề gây bức xúc tại xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức.

Qua tìm hiểu được biết, thực trạng ô nhiễm môi trường từ những bãi rác tại xã Tuy Lai đã tồn tại từ nhiều tháng nay do việc vận chuyển của DN thu gom chưa kịp thời, thậm chí có dấu hiệu bỏ mặc chính quyền địa phương và người dân tự giải quyết. Càng để lâu, rác thải tại 7/14 thôn của xã Tuy Lai càng ùn ứ. Theo bà Nguyễn Thị Hương, thôn Trù, xã Tuy Lai, xuất phát từ sự tắc trách của Công ty Minh Quân không thực hiện đúng cam kết trong việc thu gom rác hàng tuần nên từ tháng 1/2020 đến nay, người dân địa phương không hợp tác nộp tiền phí thu gom rác thải. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác tại 7/14 thôn của xã xảy ra ngày càng nghiêm trọng.
Rác thải được người dân vứt bừa bãi trên mương tiêu thoát nước thôn Thượng, xã Tuy Lai.
 
Chủ tịch UBND xã Tuy Lai Bùi Văn Quyền khẳng định, từ giữa năm 2017 đến cuối năm 2019, người dân và DN đã thực hiện đúng cam kết. Hàng tuần Công ty Minh Quân thu gom, vận chuyển rác thải đi xử lý, còn người dân hàng tháng nộp tiền dịch vụ đầy đủ. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, DN không thu gom, vận chuyển đi nên mới tồn đọng hàng chục tấn rác tại xã.
Lý giải về nội dung này, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Mỹ Đức Nguyễn Thị Thanh Hường cho biết: Ban được UBND huyện giao cho nhiệm vụ giám sát quá trình DN thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải và xác định khối lượng để tạm ứng, thanh toán tiền theo hợp đồng ký kết. Việc hiện nay DN gây khó khăn, hạn chế vận chuyển rác thải đã được Ban cùng UBND xã Tuy Lai và một số thôn đã có nhiều buổi làm việc với Công ty Minh Quân nhưng chưa thống nhất được hướng giải quyết.
Phó trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Mỹ Đức Lê Nghiêm Huấn thừa nhận, hiện nay, trên địa bàn huyện tồn đọng hàng trăm tấn rác ở tại xã Tuy Lai, Phúc Lâm, Xuy Xá… là đúng. Nguyên nhân, do việc ký hợp đồng giữa DN với huyện mới chỉ đạt 50 tấn/ngày nhưng thực tế, hiện nay mỗi ngày tại 22 xã, thị trấn xả ra khoảng 100 tấn rác nên khó vận chuyển đi kịp thời được. Để không tồn đọng rác, UBND huyện đã đề nghị các sở, ngành tham mưu để UBND TP chấp thuận cho huyện ký hợp đồng vận chuyển tăng khối lượng rác thải mỗi ngày. Qua đó, DN tăng tần suất vận chuyển rác cho huyện, UBND huyện cũng sẽ đầu tư xây dựng hạ tầng đường giao thông và mặt bằng điểm tập kết rác. Nếu làm được như vậy, rác thải mới không tồn đọng.
 
Theo CÔNG TÂM/Kinh tế đô thị
  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.