Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham quan Chi nhánh Xử lý chất thải Biwase và Nhà máy.
Nhà máy đã hoàn thành từ tháng 4, nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19, đến nay Biwase mới chính thức đưa Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sinh học (phân ComPost) 840 tấn/ngày từ rác thải sinh hoạt vào hoạt động.
Đến dự có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; các vị lãnh đạo lão thành tỉnh Bình Dương; Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm cùng nhiều lãnh đạo Sở, Ban, Ngành trong tỉnh.
Đây là nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sinh học ComPost từ rác thải sinh hoạt thứ 3 hoạt động tại Chi nhánh Xử lý chất thải Biwase. Với công suất sản xuất 840 tấn/ngày. Nhà máy được các chuyên gia nhận xét là lớn nhất Việt Nam và Khu vực Đông Nam Á hiện nay.
Bắt đầu tư năm 2016 tỉnh Bình Dương được Chính phủ Phần Lan tài trợ dây chuyền sản xuất phân bón sinh học ComPost từ rác thải sinh hoạt công suất 420 tấn/ngày. Khi bắt tay vào lắp đặt, vận hành, lãnh đạo Công ty Biwase đã chuẩn bị sẵn đội ngũ kỹ sư vừa vận hành dây chuyền vừa nguyên cứu phương pháp sản xuất, thay thế thiết bị tại chỗ nhằm giảm giá thành đầu tư và chủ động khắc phục khi xảy ra hỏng hóc.
Thực hiện phương châm "Vừa làm vừa học vừa cải tiến và hoàn thiện”, đến nay Biwase đã hoàn toàn làm chủ công nghệ và tự sản xuất, lắp đặt, vận hành nhà máy; kể cả việc sản xuất các robot đa năng trong việc ủ trộn, tuyển và phân loại rác thải...
Không chỉ thành công trên lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích theo phương pháp sản xuất tuần hoàn, Biwase còn là nhà sản xuất phân bón hữu cơ sinh học được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp chứng nhận lưu hành toàn quốc.
Nhiều vườn cây, vùng sản xuất lớn cả nước như Vùng lúa và cây ăn trái Đồng Bằng Sông Cửu Long, Vùng chuyên canh Thanh Long Bình Thuận, Vùng sản xuất cây công nghiệp Đông Nam Bộ...đã lựa chọn Phân bón hữu cơ sinh học Con Voi Bình Dương vì phù hợp với xu hướng sản xuất sạch, sản xuất theo quy trình nông nghiệp Hữu Cơ.
Dưới đây là hình ảnh Dây chuyền phân loại, xử lý rác thành phân hữu cơ 840 tấn/ngày:
Xe chở rác sinh hoạt vào hố tiếp nhận để phân loại. Ảnh: Biwase
Điều khiển, vận hành hệ thống dây chuyền sản xuất. Ảnh: Biwase
Các thiết bị thủy lực nhập từ Châu Âu. Ảnh: Biwase
Thiết bị nạp rác, băm, phân loại. Ảnh: Biwase
Dây chuyền phân loại thủ công. Ảnh: Biwase
Tang trống xoay tách rác hữu cơ làm phân. Ảnh: Biwase
Nhà ủ chín và Nhà ủ lên men. Ảnh: Biwase
DUY CHÍ