Sở Xây dựng TP HCM vừa đưa ra những dự báo liên quan đến quá trình phát triển đô thị gắn với tác động của biến đổi khí hậu trong vòng 10 năm tới.
Theo dự báo, huyện Cần Giờ (TP HCM) sẽ là nơi chịu tác động mạnh của ngập.
Theo đánh giá, hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tác động rất mạnh và ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của hàng triệu người dân.
Sự phát triển của TP đã góp phần không nhỏ vào việc phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động sản xuất và tiêu thụ năng lượng; hoạt động giao thông; quá trình sản xuất công nghiệp...
Trong vòng 10 năm qua, TP đã giảm hơn 30.047 ha đất nông nghiệp. Điều này đồng nghĩa thu hẹp và thay đổi chức năng chứa nước tự nhiên, điều hoà lượng nước ở các vùng thấp, ao hồ, kênh rạch vùng ven đô. Quá trình bê tông hoá làm giảm đáng kể diện tích thấm, ảnh rất lớn đến vấn đề thoát nước.
Với thực trạng này, 10 năm tới, nhiệt độ trung bình sẽ tăng 0,5-0,8 độ C. Trong khi đó, mưa sẽ tăng dần theo khu vực Tây Bắc, nhiều nhất tại huyện Củ Chi.
Tuy nhiên, tại huyện Cần Giờ sẽ xảy ra hiện tượng mưa ít dần nhưng là nơi có diện tích ngập lớn nhất TP, khoảng 1.465 ha. Nếu so sánh thì vùng ngập tương đương gần 2 lần diện tích quận 1.
Đến năm 2050, huyện Cần Giờ và huyện Bình Chánh vẫn là nơi chịu cảnh ngập nhiều nhất. Đáng lưu ý, tại quận 9 chịu sự chia cắt đan xen của các hệ thống kênh rạch cùng với địa hình thấp trũng chiếm 75%, nên dự báo trong vòng 30 năm tới nơi đây sẽ là vùng ngập nặng thứ 3 của TP (khoảng 750 ha).
Theo NLĐ
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.