Miền núi phía Bắc: Cảnh báo mất an toàn hồ đập

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/8/2020 | 10:00:02 Sáng

Theo Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, sau bão số 2, từ đêm 5/8 đến ngày 8/8, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông; riêng vùng núi và trung du có mưa to đến rất to. Trên lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 6 m, hạ lưu từ 2 đến 4 m.

Trong khi đó, mực nước đỉnh lũ trên sông Thao, sông Bùi, sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam có khả năng lên mức báo động 1, trên báo động 1. Lũ trên sông Bôi, các sông suối khu vực Bắc Bộ có khả năng lên mức báo động 2, báo động 3.
Đáng chú ý, tiếp theo đợt mưa lớn (từ ngày 1 đến ngày 3/8), đợt mưa tiếp theo (từ ngày 5 đến ngày 8/8) có nguy cơ gây ra lũ quét và sạt lở đất ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên và ngập lụt tại các khu vực trũng thấp, đô thị.
Với lượng mưa lớn đã và tiếp tục, cũng như ảnh hưởng từ trận động đất và dư chấn liên tiếp vừa qua (chủ yếu ở Sơn La) đã và đang đe dọa an toàn của hàng trăm hồ đập tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, trong đó có nhiều hồ đập đã xuống cấp.
Cụ thể, ngày 27/7 vừa qua đã xảy ra trận động đất với cường độ 5,3 độ (rủi ro thiên tai cấp độ 4), tâm chấn ở khu vực Mộc Châu (Sơn La). Sau đó, hàng chục trận dư chấn với cường độ từ 2,5-4 độ. Trong tình huống đó, nếu có mưa lũ lớn, hồ chứa đầy nước sẽ dẫn đến tình huống vô cùng nguy hiểm.
Theo ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, sau trận động đất lớn nhất ở khu vực Mộc Châu (Sơn La) mạnh 5,3 độ, cần có những khảo sát, đánh giá lại sự an toàn hồ đập thủy điện, thủy lợi, đặc biệt là hồ chứa nhỏ. Với những hồ đập nhỏ, cần phải rà soát, đánh giá lại, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mưa lũ phức tạp như hiện nay.
Được biết, với các hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, Viện Vật lý địa cầu đang có khoảng 30 trạm quan trắc ở các địa phương. Đây là những nguồn số liệu để EVN vận hành an toàn hồ thủy điện.
Còn theo Tổng cục Thủy lợi, các tỉnh trong khu vực bị ảnh hưởng của trận động đất vừa qua có tới 560 hồ chứa thủy lợi.
Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai cho rằng với tình hình mưa lũ trong những ngày tới các địa phương cần kiểm tra các trọng điểm đê điều xung yếu, các hồ đập bị hư hỏng, xuống cấp, đang thi công. Cần bố trí lực lượng sẵn sàng xử lý sự cố ngay từ giờ đầu, không để xảy ra sự cố bất ngờ hoặc vỡ đập như tại hồ Đầm Thìn (Phú Thọ) vừa qua.
"Về hồ thủy điện nhỏ, cần theo dõi chặt chẽ, rà soát, kiểm tra phương án vận hành đảm bảo an toàn công trình, hạ du, tránh để lặp lại tình huống xả lũ bất ngờ gây thiệt hại cho hạ du như tại Sử Pán ở Lào Cai năm 2019”, ông Hoài nói.
Cùng đó, các địa phương cần gấp rút rà soát khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực trũng thấp có nguy cơ xảy ra ngập lụt khi mưa lớn, để sơ tán, di dời dân khỏi nơi nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Theo Báo Đại đoàn kết

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.