Sáng 19-8, Công ty CP Môi trường Sonadezi tổ chức lễ khởi công Nhà máy xử lý chất thải làm mùn compost tại xã Vĩnh Tân, H.Vĩnh Cửu. Đây là hạng mục quan trọng của Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp 21,7ha do đơn vị làm chủ đầu tư.
Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành và lãnh đạo Công ty CP Môi trường Sonadezi làm nghi thức khởi công
Nhà máy có quy mô 7,1ha, bao gồm nhà xưởng 4,2 ha và các công trình phụ trợ như đường giao thông, cây xanh, chiếu sáng, với tổng mức đầu tư hơn 220 tỷ đồng. Nhà máy sử dụng dây chuyền, công nghệ xử lý rác nhập khẩu từ Châu Âu có công suất 450 tấn/ngày (vận hành 8 giờ/ngày).
Quy trình vận hành của Nhà máy bao gồm 4 công đoạn chính: phân loại rác thải, ủ hiếu khí, ủ chín, tạo mùn tinh chế. Khoảng 80% rác hữu cơ tiếp nhận sẽ được xử lý làm mùn compost; khoảng 15% chất thải trơ sau khi đốt đem chôn lấp tại các hố chôn hợp vệ sinh; khoảng 5% rác tái chế được thu hồi tái chế, tái sử dụng.
Việc xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý chất thải làm mùn compost sẽ góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ chôn lấp rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dưới 15% vào cuối năm 2020 theo Nghị quyết số 14/NQ-TU năm 2020 của Tỉnh ủy.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đánh giá cao nỗ lực của công ty trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện các hạng mục công trình theo đúng tiến độ đề ra, đảm bảo đến quý IV năm nay đưa vào vận hành chính thức nhà máy, góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy về xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh.
H.Lộc - H.Giang/Báo Đồng Nai
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.