2.000 tấn rác ùn ứ vì lò đốt dừng hoạt động
- Cập nhật: Thứ năm, 3/9/2020 | 9:58:16 Sáng
Đưa vào sử dụng chưa lâu, lò đốt rác tiền tỷ ở Hà Tĩnh phải dừng hoạt động vì không phù hợp thiết kế. Hàng nghìn tấn rác thải sinh hoạt chất như núi, chờ xử lý.
Năm 2017, UBND huyện Đức Thọ cho xây dựng lò đốt rác với tổng vốn 6 tỷ đồng, trong đó kinh phí xây lắp là 2,5 tỷ đồng. Theo thiết kế, lò đốt khi đi vào hoạt động xử lý 24 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày.
Tháng 3/2018, lò được đưa vào vận hành thử nghiệm nhưng chỉ vài tháng sau phải dừng hoạt động cho đến nay. Nguyên nhân là thiết kế không phù hợp và vị trí lò đốt không đảm bảo khoảng cách khu dân cư theo quy định (tối thiểu 500 m).
"Bãi rác nằm quá gần dân cư nên mùi hôi thối, nguồn nước ô nhiễm, ruồi muỗi khiến cuộc sống người dân đảo lộn. Trong khi lò đốt lại xử lý không phù hợp...”, người dân cạnh nơi xử lý rác nói. Trong ảnh, nhiều hạng mục của lò đốt rác bắt đầu hoen gỉ, xuống cấp.
Thiết kế của hệ thống lò đốt rác quá nhỏ so với lượng rác hàng chục tấn mỗi ngày.
Hàng nghìn tấn rác chất thành đống cao, bốc mùi hôi thối.
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Thọ cho biết mỗi ngày lượng rác trên địa bàn thải ra khoảng hơn 12 tấn. Bãi rác Phượng Thành hiện tồn đọng trên 2.000 tấn rác.
"Huyện ký hợp đồng xử lý rác với một công ty ở huyện Kỳ Anh nhưng chi phí vận chuyển cao, trong khi lượng rác đưa đi không nhiều nên việc dồn ứ là khó tránh khỏi. Về lâu dài, phải chờ xây dựng nhà máy điện rác ở thị xã Hồng Lĩnh. Phòng cũng đã có văn bản đề xuất cho tháo dỡ hệ thống lò đốt và xem khu vực xử lý này là bãi tập kết tạm", lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Thọ nói. Trong ảnh, một phần bãi rác được chôn lấp khu vực phía sau lò đốt sau nhiều năm.
Các tin khác
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.