Từ ngày 4-6/9, nhiều nơi có tia cực tím ở mức nguy cơ gây hại rất cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/9/2020 | 3:05:28 Chiều

Tại Thủ đô Hà Nội chỉ số tia UV trong các ngày lần lượt là 9, 8, 9; tại TP.HCM là 9, 9, 10; còn tại Đà Nẵng và Hội An (tỉnh Quảng Nam ) là 10,9,8 - chỉ số UV này có xu hướng giảm nhẹ từ ngày 4-6/9.


Nắng nóng gay gắt tại thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cảnh báo, trong các ngày từ 4 đến 6/9, tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước đều có chỉ số tia cực tím (UV) ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao.

Tại Thủ đô Hà Nội chỉ số tia UV trong các ngày lần lượt là 9, 8, 9; tại Thành phố Hồ Chí Minh là 9, 9, 10. Còn tại Đà Nẵng và Hội An (tỉnh Quảng Nam), chỉ số UV lại có xu hướng giảm nhẹ là 10, 9, 8 trong các ngày nói trên. 

Chỉ số tia UV trên 8 được cảnh báo là có nguy cơ gây hại rất cao.

Ngày 3/9, chỉ số tia UV ở Hà Nội có giá trị từ 7-9 với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Tại Cà Mau chỉ số cực đại tia UV thấp nhất trên cả nước và ngưỡng cực đại chỉ ở mức nguy cơ gây hại cao từ 10-13 giờ. Các khu vực khác đều có ngưỡng cực đại tia UV ở mức nguy cơ gây hại rất cao.

Khu vực Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế trong ngày 3/9 tiếp tục có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến ở 34-36 độ C, có nơi trên 36 độ C.

Các tỉnh, thành phố Đà Nẵng đến Phú Yên có nắng nóng cục bộ, độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến ở mức 50-65%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C là từ 12-16 giờ. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng là cấp 1.   

Các bác sỹ ở Viện tim mạch Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai) lưu ý, để tránh sốc nhiệt do nắng nóng, người dân khi ra đường nên mặc áo chống nắng, mang theo kính bảo hộ, bố trí thời gian làm việc ngoài trời và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao quá lâu; uống đủ nước, tránh mất nước và muối khi làm việc ngoài trời; tăng cường rèn luyện sức khoẻ, tăng khả năng thích ứng với thời tiết khắc nghiệt...

Trong điều kiện thời tiết còn nắng nóng kéo dài, mỗi cá nhân, cơ quan, đơn vị cần có các biện pháp đề phòng khi lao động, hoạt động trong nhiệt độ cao nhằm giảm nguy cơ say nắng và sốc nhiệt.

Nếu phải đi ra ngoài trong thời tiết nóng, người dân cần chuẩn bị cho mình một chiếc áo cotton dài tay nhằm bảo vệ da dưới tia UV, giúp hấp thụ mồ hôi của cơ thể trong khi vẫn giữ cơ thể được mát mẻ. Mọi người nên mặc quần áo sáng màu, đây cũng là cách làm cho cơ thể hấp thụ nhiệt ít nhất.

Bên cạnh đó, nếu không có việc cần thiết, người dân cần hạn chế ra ngoài, nhất là vào thời điểm buổi trưa (nên tránh trú hoặc đứng ở nơi có bóng mát)./. 

Thắng Trung (TTXVN/Vietnam+)

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.