Ngày 1/9, Báo Giáo dục & Thời đại đăng tải bài viết “Thái Nguyên: Trên 50 triệu kg chất thải “bốc hơi” đi đâu?” Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các đơn vị liên quan xác minh làm rõ vụ việc.
Nhiều công ty môi trường phủ nhận số liệu chất thải chuyển giao nằm trong phụ lục đi kèm Công văn số 2157/STNMT-BVMT của Sở TN&MT Thái Nguyên gửi 7 tỉnh phía Bắc.
Như Báo Giáo dục & Thời đại đã phản ánh, ngày 22/7/2020 Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT) ra Công văn số 2157/STNMT-BVMT. Nội dung công văn thông tin về tình hình chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, thức ăn thừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Công văn gửi tới Sở TN&MT 7 tỉnh thành gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang.
Đi kèm Công văn của Sở TN&MT Thái Nguyên là phụ lục gồm danh sách 14 tổ chức, cá nhân tham gia thu gom, vận chuyển tổng khối lượng 50.459.254 kg chất thải rắn sinh hoạt trong giai đoạn 2018 – 2019.
Tuy nhiên nhiều công ty môi trường phản ánh, không tiếp nhận số lượng chất thải rắn sinh hoạt như số liệu của Sở TN&MT Thái Nguyên. Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Giang – Phó Giám đốc Sở TNMT Thái Nguyên khẳng định, số liệu trên được tổng hợp từ báo cáo của các chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh công bố số chất thải đã chuyển giao, nhưng các công ty môi trường phủ nhận khiến nhiều người cho rằng, cần làm rõ khối lượng trên 50 triệu kg chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thái Nguyên đã "bốc hơi” đi đâu?
"Tôi đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường kiểm tra và sẽ cung cấp thông tin cho Báo Giáo dục & Thời đại sớm nhất”, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết.
Theo Quách Dương/Giáo dục thời đại
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.