Hiểm hoạ bệnh tật từ nguồn nước ô nhiễm

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/9/2020 | 4:17:28 Chiều

Nước ô nhiễm làm phát sinh nhiều bệnh nếu không được điều trị đúng cách và đúng thời hạn có thể gây tử vong.

Nước là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống. Trong điều kiện bình thường, lượng nước cần cho một kg cơ thể là 40 ml, nên một người nặng 50 kg uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Do vậy nước ô nhiễm là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra rất nhiều bệnh tật cho con người.
Các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã dẫn đến ô nhiễm tràn lan các nguồn nước ngọt sẵn có. Từ những vùng nước nhỏ như ao hồ đến các đại dương trên thế giới, tình trạng ô nhiễm nước đang ngày càng trở nên phổ biến khắp mọi nơi.
Nước ô nhiễm làm phát sinh nhiều bệnh nếu không được điều trị đúng cách và đúng thời hạn có thể gây tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh liên quan đến nước hiện cũng là một gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới. Ví dụ, các bệnh tiêu chảy khiến 2 triệu ca tử vong mỗi năm, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 80,6 tỷ m3 nước, gần 82% tổng lượng nước mặt trên toàn quốc được sử dụng cho tưới, 11% cho nuôi trồng thủy sản, 5% cho công nghiệp, 3% cho nông nghiệp và 3% cho đô thị. Ô nhiễm, khai thác nước không hợp lý, không theo quy hoạch, nguồn nước đang bị suy giảm nghiêm trọng cả số lượng lẫn chất lượng.
Các nhóm bệnh do ô nhiễm nguồn nước
ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm trên sông Sài Gòn (ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm, trên 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư mà một trong những nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Nhóm bệnh có nguyên nhân do nước nhiễm khuẩn
Nước nhiễm khuẩn thường hay gặp là vi khuẩn E.Coli, Salmonella, khuẩn thương hàn…gây ra bệnh tiêu chảy thường, bệnh tả, bệnh thương hàn.
Nước nhiễm ký sinh trùng Amibe gây bệnh lỵ amibe, nhiễm ấu trùng sán sẽ gây ra các bệnh về giun và sán hàn.
Nước nhiễm vi-rút gây ra các bệnh như amip ăn não người, viêm gan A,…
Nhóm bệnh có nguyên nhân do ô nhiễm các hóa chất
Ô nhiễm các kim loại nặng gây ra nhiều bệnh lý rối loạn chuyển hóa trầm trọng đối với nhiều cơ quan trong cơ thể (như cơ, xương và cơ quan tạo máu,…)
Ô nhiễm các hợp chất clo hữu cơ có nhân thơm: Do đặc điểm Việt Nam là nước nông nghiệp nên việc sử dụng các thuốc trừ sau, diệt côn trùng gây hại mùa màng là phổ biến. Các chất này thấm qua da, niêm mạc đường tiêu hóa vào cơ thể gây tổn thương, gây ức chế cơ quan tạo huyết và ngộ độc thần kinh có thể là tác nhân gây ung thư và dị tật bẩm sinh (Dioxin)
Một số bệnh có nguồn gốc từ các kim loại nặng
Sắt: Nếu hấp thụ quá nhiều chất sắt sẽ gây nhiễm độc sắt và làm tổn hại tế bào của các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, gan, bộ máy tiêu hóa, tổn thương động mạch…
Nhiễm độc chất sắt không có biểu hiện cấp tính rõ rệt cho đến khi một cơ quan hay mô cơ thể bị tổn thương. Triệu chứng sớm có thể gồm: Chán ăn, mệt mỏi, yếu sức, đau bụng, đau khớp. Nhiễm độc sắt dần phát triển thành chứng viêm khớp, buồn trứng (hoặc tinh hoàn) phát triển không bình thường.
Asen: Asen có thể gây ung thư biểu mô da, phổi, phế quản, xoang…
Y học đã liệt kê Asen có thể gây 19 bệnh lý khác nhau. Nhiễm độc mãn tính biểu hiện ở lông, tóc, móng, răng, xương…có thể gây ung thư. Diễn biến bệnh rất từ từ, âm thầm sau 10-15 năm mới thành bệnh suy thận, ung thư. Khi phát hiện thì đã quá muộn, ít khả năng cứu chữa.
Chì: Là nguyên tố có độc tính cao. Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, tác động lên hệ enzim có nhóm hoạt động chứa hydro. Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương).
Thủy ngân: Thủy ngân có khả năng phản ứng với axit amin chứa lưu huỳnh, các hemoglobin, abumin, có khả năng liên kết màng tế bào, làm thay đổi hàm lượng kali, thay đổi cân bằng axit bazo của các mô, làm thiếu hụt năng lượng cung cấp cho tế bào thần kinh. Trẻ em bị ngộ đôcj thủy ngân sẽ bị phân liệt, co giật không chủ động.
Cadimi: Bệnh biểu hiện là hay bị viêm mũi tái phát, mất khứu giác, đau xương, dòn xương dễ gẫy, XQ có hình ảnh loãng xương, dòn xương dễ gẫy, XQ có hình ảnh loãng xương là triệu chứng nổi bật. Giai đoạn nặng có biểu hiện viêm phế quản phổi mãn tính, viêm thận mãn tính.
Giải pháp nào cho nguồn nước sạch bền vững?
Ngày nay, máy lọc nước đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình, nhất là ở miền Bắc và cũng đang gia tăng ở miền Nam.
Đối với máy lọc nước sử dụng cho nhu cầu ăn, uống trực tiếp thì yêu cầu chất lượng nước sau lọc cần tương đương với chuẩn áp dụng cho nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai, tức là QCVN 6-1:2010/BYT. Như vậy, để có nguồn nước tinh khiết đảm bảo sức khỏe gia đình, đơn giản chỉ cần trang bị một máy lọc nước chất lượng uy tín, có tem chứng nhận đạt QCVN6-1:2010/BYT đồng nghĩa với người dùng có thể sản xuất nước tinh khiết chuẩn quốc gia ngay tại nhà.
Và nếu cùng đảm bảo chất lượng nhưng so với giải pháp nước đóng chai thì giải pháp sử dụng máy lọc nước giúp hạn chế xả rác thải nước nhựa ra môi trường. Và so với các giải pháp khác thì sử dụng máy lọc nước cũng tiết kiệm thời gian hơn cả khi chỉ cần vặn vòi là có nước tinh khiết uống trực tiếp đảm bảo trong suốt nhiều năm. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, máy lọc nước cần được thay lõi định kỳ và giám sát chất lượng trong cả quá trình lọc. Do đó, người tiêu dùng nên chọn loại máy lọc nước ứng dụng công nghệ thông minh có thể giám sát chất lượng và theo dõi, cảnh báo thay lõi lọc định kỳ.

PV (tổng hợp)

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.