Tham vấn kết quả nghiên cứu hành vi người tiêu dùng nhựa sử dụng một lần

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/7/2021 | 3:18:14 Chiều

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) tổ chức Hội thảo trực tuyến về tham vấn kết quả nghiên cứu hành vi người tiêu dùng nhựa sử dụng một lần.

Ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường cho biết, ô nhiễm nhựa (hay còn gọi là ô nhiễm trắng) đã trở thành mối hiểm họa khổng lồ trên toàn thế giới và gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và môi trường trên đất liền, khu vực ven biển cũng như đại dương.
Các nghiên cứu quốc tế chỉ ra, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới và đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở tốp đầu với khoảng 0,3 - 0,8 triệu tấn/năm. Nguyên nhân chính dẫn đến lượng rác thải khổng lồ của Việt Nam phát thải vào đại dương là do phương thức sản xuất hàng hóa, cách thức quản lý, năng lực xử lý rác nhựa và ý thức của người dân cũng như doanh nghiệp.

Quang cảnh Hội thảo
Trước thực trạng này, ngày 4/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 với 5 nội dung trọng tâm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; Thu gom, phân loại, xử lý và kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn; Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương; Rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương; Tổ chức triển khai, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTg.
Để thực hiện Kế hoạch này, ngày 02/07/2020, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã phê duyệt Văn kiện Dự án "Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”. Trong năm 2020, WWF-Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm tiến hành tổ chức "Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng (nhựa sử dụng 1 lần)” tại 09 tỉnh, thành phố (Hà Tĩnh, Quảng Bình, ThừaThiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Long An, Kiên Giang và Bà Rịa - VũngTàu). Đến nay, nghiên cứu đã hoàn thành về cơ bản, đạt được một số kết quả trong việc thay đổi nhận thức, thái độ của cộng đồng về hạn chế sử dụng nhựa một lần.
Báo cáo kết quả nghiên cứu, TS. Nguyễn Thị Minh Phương, Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết, nghiên cứu tập trung vào các nhiệm vụ như: Xác định nhận thức, thái độ và thực hành hiện tại của người tiêu dùng trong việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần (ND1L); xác định sự khác biệt giữa thái độ và thực hành tiêu thụ và giảm thiểu rác thải nhựa để từ đó tìm ra các cơ hội can thiệp về truyền thông hướng đến thay đổi hành vi sử dụng và xả thải rác nhựa của các nhóm đối tượng; xác định và phân tích mối liên quan giữa việc đóng gói bao bì và lựa chọn thương hiệu/nhãn hàng của người tiêu dùng; để từ đó tìm kiếm các cơ hội can thiệp đến việc lựa chọn thương hiệu/nhãn hàng/doanh nghiệp của khách hàng.
Bên cạnh đó, xác định các động lực và rào cản trong quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan của các đối tượng nghiên cứu mục tiêu; cũng như các yếu tố tiềm năng trong việc thúc đẩy các thay đổi hành vi tiêu dùng để dẫn đến giảm tiêu thụ nhựa; xác định nhu cầu thông tin và phương pháp tiếp cận, bao gồm xác định các phương tiện truyền thông thích hợp cho việc can thiệp truyền thông.
Trong 9 tỉnh, thành phố, mỗi địa tiến hành 250 phiếu, có tỉnh thực hiện khảo sát tại 1 xã và 1 phường, có tỉnh/thành phố chỉ tiến hành tại 1 xã, hoặc 1 phường. Các địa bàn xã, phường, thị trấn được chọn theo địa bàn mà dự án của WWF giới thiệu.
Kết quả cho thấy, người tham gia các cuộc phỏng vấn định tính bày tỏ mong muốn được biết rõ hơn về tác hại của ND1L đến sức khỏe con người. Điều này cũng được xác nhận qua kết quả điều tra định lượng. 64,4% ý kiến cho rằng nội dung truyền thông về ND1L trong thời gian tới nên chú ý đưa nội dung về nguy cơ sức khỏe xấu khi sử dụng ND1L. 55,0% các ý kiến khác lại cho rằng truyền thông về ND1L thời gian tới nên tập trung vào tình hình ô nhiễm rác thải nhựa. 38,8% ý kiến cho rằng, nội dung truyền thông nên tập trung vào ý thức của người tiêu dùng. 29,3% ý kiến đề nghị truyền thông nên tập trung vào cách hạn chế ND1L.
TS. Nguyễn Thị Minh Phương cho rằng, để giảm thiểu ND1L cần vận động chính sách để ban hành các hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp, các tổ chức và các cộng đồng trong việc tuân thủ các cam kết giảm thiểu ND1L; Lồng ghép các hình ảnh, hành động thực hành tốt về giảm thiểu ND1L qua các chương trình giải trí, điện ảnh, sân khấu,… phát trên các kênh truyền thông đại chúng; Hướng tới xây dựng nhận thức mới về giảm thiểu bằng cách tái sử dụng, sử dụng nhiều lần và đúng cách đối với các sản phẩm ND1L…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá nghiên cứu và cho rằng nghiên cứu được thực hiện hết sức công phu, khoa học, đảm bảo các nguyên tắc về điều tra xã hội học. Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng, bên cạnh kênh thông tấn, báo chí để tuyên truyền về vấn đề này cần thêm kênh các tổ chức đoàn thể, xã hội; tập trung tuyên truyền về các sản phẩm thay thế sản phẩm ND1L để người dân biết và dần điều chỉnh…
Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường

  •  
Các tin khác

Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".

Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.