EU và Mỹ trong năm nay đều đặt ra các mục tiêu cao hơn nhằm cắt giảm lượng khí thải vào năm 2030. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết đưa Mỹ trở thành quốc gia không phát thải ròng vào năm 2050.
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 12/8, các nhà ngoại giao hàng đầu tại Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới đặt ra các mục tiêu khí hậu tham vọng hơn, trong đó có mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính, tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu diễn ra vào tháng 11 tới.
Đầu tuần này, Liên hợp quốc (LHQ) công bố báo cáo cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng nóng lên toàn cầu đang gần vượt mức giới hạn mà các nước cho là cần thiết để ngăn chặn những hậu quả nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội, Đại diện cấp cao của EU phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell cho rằng thách thức hiện nay là đảm bảo tất cả các nền kinh tế lớn đề ra các mục tiêu tham vọng cho năm 2030 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại thành phố Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) cũng như các cam kết về trung hòa khí thải.
EU và Mỹ trong năm nay đều đặt ra các mục tiêu cao hơn nhằm cắt giảm lượng khí thải vào năm 2030. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết đưa Mỹ trở thành quốc gia không phát thải ròng vào năm 2050, trong khi 27 quốc gia EU đã đưa mục tiêu này vào luật khí hậu được thông qua vào cuối tháng 6/2021.
Luật cũng quy định việc cắt giảm ròng lượng khí thải vào năm 2030 ít nhất là 55% so với năm 1990.
COP26 được xem là cơ hội vô cùng quan trọng để nhân loại có thể hạn chế những tác động tồi tệ nhất của hiện tượng ấm lên toàn cầu./.
Phan An
Nguồn TTXVN/Vietnam+
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.