Sử dụng khí hydro xanh từng được xem là một giải pháp năng lượng bền vững và bảo vệ môi trường, nhưng một nghiên cứu công bố ngày 12/8 cho biết loại khí này có thể thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn cả than đá.
Khí hydro xanh đang được coi là năng lượng không carbon để bổ sung cho năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và một số công ty năng lượng lớn khác cùng rất nhiều nước trên thế giới đang rất quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh hydro xanh thay thế cho nhiên liệu truyền thống. Đạo luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Biden, vừa được Thượng viện Mỹ thông qua hôm 10/8, tuy không đề cập trực tiếp đến loại khí này nhưng dành 8 tỷ USD cho ít nhất 4 trung tâm hydro sạch cấp vùng. Tháng 6 vừa qua, Bộ Năng lượng Mỹ thông báo tài trợ 52,5 triệu USD cho 31 dự án hỗ trợ "thế hệ hydro sạch mới”. Và một báo cáo của IEA năm 2019 cũng nhấn mạnh tiềm năng của khí hydro "trở thành một phần trọng yếu của một tương lai năng lượng bền vững hơn và an toàn hơn”.
Tuy nhiên, trong một bài viết học thuật về nghiên cứu của mình đăng trên tạp chí Energy Science and Engineering, nhà hóa sinh Robert Howarth của Đại học Cornell và giáo sư về môi trường Mark Jacobson của Đại học Stanford khẳng định: "Khó có thể nói rằng khí hydro xanh không thải khí”. Theo nghiên cứu trên, để tạo hydro đòi hỏi hoạt động sản xuất dùng rất nhiều năng lượng và thải ra lượng khí thải trong quy trình làm nóng và tạo áp suất cũng như trong việc sử dụng khí tự nhiên như nhiên liệu cơ bản.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo việc sử dụng nhiên liệu, liên quan đến việc thu và lưu trữ khí CO2 như một phần chiến lược năng lượng sạch "chỉ có hiệu quả khi có thể lưu trữ được CO2 vĩnh viễn mà không bị rò rỉ ra khí quyển”. Các tác giả nhấn mạnh khí hydro xanh chứa một số khí thải và tiến trình thu giữ khí CO2 cũng cần tiêu tốn năng lượng. Lượng khí thải CO2 và methane (một loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác) sinh ra khi tạo khí hydro xanh có khi còn cao hơn lượng khí thải khi sử dụng khí tự nhiên, dầu diesel hay than đá.
Các tác giả bài cảnh báo: "Sự hấp dẫn của hydro xanh đang làm lu mờ khả năng phi carbon hóa thực sự nền kinh tế năng lượng toàn cầu”.
Nguồn TTXVN/Báo Tin tứ
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Chiều 8/9, một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội vẫn có mưa to, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường để động viên, trao quà cho công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, cây xanh... đang làm nhiệm vụ.
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc đề xuất lấy nguồn rác đã chôn lấp trước đây tại bãi rác Nam Sơn lên xử lý bằng công nghệ đốt là điều nhiều chuyên gia cảm thấy ngạc nhiên và đặt câu hỏi về tính thực tế, hiệu quả. Trong khi, có nhiều cách để biến một bãi rác thành công viên.